Hình ảnh Tôn Tẫn trong một bộ phim của Trung Quốc. Ảnh minh họa: QQ.
Theo "Sử ký", Tôn Tẫn là hậu duệ của Tôn Vũ, bậc thánh về binh pháp ở Trung Quốc cổ đại. Sở dĩ Tôn Tẫn được đặt tên như vậy là có lai lịch thú vị.
Trong thời của mình, "tẫn" chính là một hình phạt nặng nề, đó chính là hình phạt khoét xương bánh chè ở đầu gối. Dùng những trải nghiệm nhân sinh để đặt tên là một truyền thống ở Trung Quốc thời cổ đại.
Học trò của Quỷ Cốc Tử?
Theo nhiều lời kể lại, thầy giáo của Tôn Tẫn là Quỷ Cốc Tử biết trước cuộc đời Tôn Tẫn sẽ xảy ra chuyện như vậy nên đã đặt tên đó cho ông. Tuy nhiên, theo suy luận logic, có lẽ Tôn Tẫn căn bản là người "không có tên", người đời sau đã đặt cho ông cái tên này.
Truyền thuyết kể rằng, thầy giáo Tôn Tẫn là Quỷ Cốc Tử có tên là Vương Minh Hử, hiệu là Huyền Vi Tử, người nước Vệ, thường vào núi Vân Mộng lấy thuốc và tu đạo. Do ở ẩn trong Quỷ Cốc nên người này tự xưng là Quỷ Cốc tiên sinh.
"Sử ký" cho biết, Tô Tần và Trương Nghĩa là đệ tử của Quỷ Cốc Tử, hoàn toàn không đề cập tới Quỷ Cốc Tử từng dạy Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Đến thời nhà Minh, cuốn "Tôn Bàng diễn nghĩa" mới ghi chép Quỷ Cốc Tử là thầy của Tôn Tẫn và Bàng Quyên.
Tuy nhiên, Bàng Quyên chết vào năm 342 trước Công nguyên, 5 năm sau Tô Tần mới sinh ra. Trong khi đó, nếu Quỷ Cốc Tử thu nạp vài đồ đệ cách nhau mấy chục tuổi thì ông phải thọ trên 100 tuổi. Trong môi trường khắc nghiệt ở thời đó, khả năng thọ cao như vậy là không lớn.
Hơn nữa, nếu không có bằng chứng sử liệu, người trong triều nhà Minh làm sao biết được quan hệ thầy trò của 2.000 năm trước? Có khả năng tác giả cuốn sách đã nhấn mạnh đến sự uyên bác, tài trí của Tôn Tẫn mới lấy cho ông một danh sư như vậy.
Bị Bàng Quyên hãm hại
Trong truyền thống phương Đông, một người thành công, một người tốt thì phải có một người ác làm nền.
Người ác thì ngày càng ác, người tốt ngày càng tốt, người thành công ngày càng thành công. Chẳng hạn Tần Cối với Nhạc Phi, Ngụy Trung Hiền với Đông Lâm Đảng. Tương tự, không có Bàng Quyên thì cũng không có Tôn Tẫn.
Câu chuyện giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên đầy đủ nhất được lưu truyền chính là cuốn "Tôn Bàng diễn nghĩa" được viết thời Minh ở Trung Quốc.
Mẫu của cuốn sách này lấy từ "Sử ký", nhưng "Tôn Bàng diễn nghĩa" đã phát huy sức tưởng tượng đầy đủ, còn “Sử ký” thì ghi chép lịch sử chặt chẽ.
Về quan hệ giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên, "Sử ký" ghi chép rất đơn giản: "Tôn Tẫn từng cùng với Bàng Quyên học binh pháp".
Các tư liệu lịch sử ghi chép hầu như thống nhất về nguyên nhân thù oán giữa hai người này, đó là: Bàng Quyên ghen ghét đố kị, tự cho rằng mình không bằng Tôn Tẫn, thế là sai người cho gọi Tôn Tẫn đến.
Lo sợ Tôn Tẫn giỏi hơn mình, Bàng Quyên đã sai người hãm hãi, biến Tôn Tẫn thành người tàn tật, thậm chí còn thích chữ vào mặt để Tôn Tẫn.
Vậy tại sao Bàng Quyền không trực tiếp giết chết Tôn Tẫn để không còn hậu họa? Có hai khả năng: Một là Bàng Quyên có lòng trắc ẩn. Hai là ông đã đánh giá thấp cái "mạnh" của kình địch, tức là trong tiềm thức xem nhẹ Tôn Tẫn, nhất là sau khi đã áp dụng hình phạt với Tôn Tẫn.
Bàng Quyên cho rằng làm như vậy là đã đối phó được với một kình địch như tưởng tượng của mình. Thật không ngờ, Bàng Quyên đã biến một người vốn có thể làm bạn trở thành một kẻ địch mạnh.
Tiếp theo, trong cuộc đời Tôn Tẫn có hai quý nhân. Một là sứ giả nước Tề, người mà cái tên cũng không được ghi chép lại.
Trong thời gian vị sứ giả này đến nước Ngụy, Tôn Tẫn đã cầu kiến với thân phận là tù nhân, đã kể lại cảnh ngộ của mình, mong muốn đền đáp cho nước Tề. Vị sứ giả này đã rất ngạc nhiên và lén lút mang Tôn Tẫn theo về.
Một quý nhân khác là đại tướng nước Tề có tên là Điền Kỵ. Điền Kỵ là người "giỏi đãi khách", đã giúp cho Tôn Tẫn có đất dụng võ. Quan hệ xã hội ở phương Đông rất coi trọng quan hệ cá nhân.
Nếu không có con mắt tinh tường và việc "bắc cầu" của vị sứ giả thì không có sự hỗ trợ lớn từ Điền Kỵ, cho dù Tôn Tẫn có tài hoa thế nào thì cũng chỉ là "đánh trận trên giấy".
Thi triển tài năng
*Kế sách đua ngựa:
Khi đua ngựa với Tề Vương, Điền Kỵ đã tìm đến Tôn Tẫn để nhờ ông bày cho kế sách.
Tôn Tẫn cho rằng, ngựa của Điền Kỵ được chia làm 3 loại "hạ, trung, thượng", dùng ngựa "hạ đẳng" của mình để đấu với ngựa "thượng đẳng" , dùng ngựa "thượng đẳng" của mình để đấu với ngựa "trung đẳng", dùng ngựa "trung đẳng" của mình để đấu với ngựa "hạ đẳng". Như vậy, sẽ thua 1, thắng 2, từ đó giành chiến thắng cuối cùng.
Hình ảnh Tôn Tẫn trong một bộ phim khác. Ảnh: Lishiquwen.
Đến nay, kế này của Tôn Tẫn vẫn thực sự mầu nhiệm. Chẳng hạn, khi phân tích tình hình địch - ta, thì không được khinh xuất; có tính toán chu đáo, toàn diện, có tính đến trường hợp thất bại. Với kế sách của Tôn Tẫn, kẻ địch có quân đông, vũ khí tinh nhuệ nhưng chưa chắc đã giành được chiến thắng cuối cùng.
Với Tôn Tẫn, việc dùng trí tuệ để giành chiến thắng trong chiến tranh đã được nâng lên tầm cao, mưu kế của ông mang tính sáng tạo, có ý nghĩa phổ biến. Điền Kỵ đã áp dụng kế sách của Tôn Tẫn, quả nhiên đã thành công.
Điền Kỵ rất vui và đã tiến cử Tôn Tẫn với Tề vương. Tôn Tẫn trở thành khách quý của Tề vương.
*Kế vây Nguỵ cứu Triệu
Đại tướng nước Ngụy là Bàng Quyên tấn công nước Triệu. Nước Triệu đã cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương muốn để Tôn Tẫn dẫn quân ra trận. Tôn Tẫn cho rằng mình là người tàn tật, trông khó coi, đã long trọng tiến cử Điền Kỵ làm tướng chỉ huy.
Thực ra, thông qua đây, Tôn Tẫn muốn trả món nợ ân tình với Điền Kỵ. Mặc dù Điền Kỵ làm tướng, nhưng việc đánh địch thế nào luôn nghe theo Tôn Tẫn. Quả nhiên, Tôn Tẫn đã đưa ra chiến lược vây Nguỵ cứu Triệu cho Điền Kỵ.
Tôn Tẫn nói, lực lượng tinh nhuệ của nước Ngụy đã điều đến tiền tuyến, để sơ hở tại hậu phương với đội quân toàn người già yếu.
Tiến hành giao tranh chính diện với quân Ngụy không bằng tấn công hậu phương lớn của chúng, buộc quân Ngụy quay về phòng thủ thì nguy cơ của nước Triệu tự khắc được giải quyết.
Kế này có điểm giống với kế sách bày cho Điền Kỵ khi đua ngựa, đều là tránh nơi địch mạnh, đánh chỗ sơ hở. Điền Kỵ rất vui mừng, dẫn quân tấn công thủ phủ Đại Lương của nước Ngụy, làm cho Bàng Quyên lo sợ, vội vã quay về. Nước Triệu đã được cứu.
*Kế giảm dần bếp ăn
Sau hơn 10 năm, nước Ngụy và nước Triệu liên kết tấn công nước Hàn. Nước Hàn cũng cầu cứu nước Tề. Tề Vương đã hỏi ý kiến của quần thần xem có tiến hành cứu viện hay không.
Tôn Tẫn cho rằng, cần phải cứu viện. Bởi vì, nước Hàn cách nước Tề rất gần, nếu nước Hàn bị diệt, kẻ địch lập tức xuất hiện ngay tại cửa nhà nước Tề. Thực ra, nếu không có sự tham gia của nước Ngụy, Tôn Tẫn chưa chắc đã "chủ chiến".
Trong khi đó, nước Ngụy có Bàng Quyên, Tôn Tẫn một đời coi nước Ngụy là kẻ thù. Vào lúc này, Bàng Quyên thực sự muốn đánh một trận chính diện với Tôn Tẫn.
Hình ảnh Bàng Quyên và Tôn Tẫn từng là bạn học trong phim. Ảnh: Lishiquwen.
Bàng Quyên thấy vậy, cho rằng binh lính nước Tề ngày càng giảm, chắc chắn đang chết dần chết mòn vì bệnh tật và chạy trốn, đã lệnh cho quân sĩ cởi bỏ quân nhu, ăn mặc gọn nhẹ, tiến hành truy đuổi gấp gáp.
Trong bối cảnh đó, Điền Kỵ và Tôn Tẫn đã tiếp tục dẫn quân tấn công Đại Lương, Bàng Quyên đã liều mạng đuổi theo ở phía sau. Tôn Tẫn nói, quân Ngụy vốn dũng mãnh, xem thường nước Tề, phải tận dụng điểm yếu của kẻ địch. Do đó, đã lệnh cho đại quân dừng lại "nấu cơm" ở giữa đường.
Trong ngày đầu tiên đã đắp được 100.000 bếp ăn; ngày thứ hai đổi nơi khác, đắp 500.000 bếp ăn; ngày thứ ba đến một điểm mới, đắp 300.000 bếp ăn.
Điều này đã trúng kế "đợi quân địch mệt mỏi rồi tấn công" của Tôn Tẫn. Tôn Tẫn đã bố trí thiên la địa võng ở khu vực Mã Lăng. Vào lúc trời tối, Bàng Quyên đuổi đến đây, gặp một cây lớn có ghi vài chữ, đã đốt lửa đến xem.
Khi lửa đốt lên thì lập tức lộ ra mục tiêu, đại quân nước Tề ẩn nấp trên cao đã bắn tên như mưa xuống.
Bàng Quyên bị trọng thương, lúc này mới nhìn rõ dòng chữ trên cây, đó là "Bàng Quyên chết ở cây này". Bàng Quyên đã đến đường cùng, dùng đao tự vẫn.
Từ đó về sau, tiếng tăm của Tôn Tẫn truyền khắp các nước chư hầu. "Binh pháp Tôn Tẫn" do ông viết cơ bản đã thất truyền vào cuối thời Đông Hán, nhưng đến năm 1972 lại phát hiện trong mộ Tây Hán ở núi Tước, Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc với hơn 1.100 chữ.
Nghe nói, sau khi Bàng Quyên chết, Tôn Tẫn cũng đã mai danh ẩn tích, không có thêm chiến công gì hiển hách. Có lẽ do trong lòng ông đã không còn hận thù lớn gì nữa và cũng không còn ai đáng để ông phải hao tâm tổn trí nữa.