Tốn cả tháng lương chẳng mua được 1 bịch trứng tại Venezuela

AB |

Ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 15% trong năm nay, tức là quy mô nền kinh tế này vào cuối năm 2018 sẽ chỉ bằng một nửa so với năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát dự kiến đạt 13.000%.

Tại Venezuela, giá cả tăng từng ngày và cứ mỗi tuần người dân phải chi nhiều gấp đôi cho cùng một sản phẩm chỉ sau vài tuần. Hiện giờ chính người dân cũng không nhớ nổi mức lạm phát đã tăng được bao nhiêu do họ còn phải tranh thủ kiếm tiền, rút tiền và mua nhiều thực phẩm hết mức có thể trước khi hết hàng.

Trước tình hình đó, mục sư Alfredo Infante đã tự tạo ra một công thức tính cho tốc độ lạm phát của nước này.

Vào cuối năm 2017, mỗi buổi quyên góp vào ngày cầu nguyện chủ nhật có thể giúp nhà thờ mua khoảng 30 quả trứng chuẩn bị cho các buổi lễ. Tuy nhiên tính đến tháng 2/2018, nhà thờ của Infante cần đến hơn 50 ngày chủ nhật để quyên góp đủ tiền mua 30 quả trứng như vậy.

Tốn cả tháng lương chẳng mua được 1 bịch trứng tại Venezuela - Ảnh 1.

Mục sư Alfredo Infante

Do phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ mà khi giá dầu giảm, nền kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng, nợ nần chồng chất khiến đồng nội tệ mất giá thảm hại. Đồng Bolivar của nước này đã mất 98% giá trị so với đồng USD trong 1 năm qua.

Tốn cả tháng lương chẳng mua được 1 bịch trứng tại Venezuela - Ảnh 2.

Lượng cung tiền Bolivar vào thị trường (nghìn tỷ)

Thậm chí, chính phủ còn không kịp in đủ tiền cho tốc độ lạm phát phi mã trong khi người dân lại không tin tưởng mấy vào hệ thống ngân hàng. Anh Yorli Uzcategui, một tiểu thương bán rau ngoài chợ cóc tại Venezuela có một cuốn sổ ghi nợ bằng ngoại tệ với những người mua do hệ thống thanh toán tiền tại đây gần như đã sụp đổ.

Công việc thường ngày của anh ngoài bán hàng là thu nợ qua ứng dụng chat WhatsApp để đòi khách hàng chuyển khoản.

Ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 15% trong năm nay, tức là quy mô nền kinh tế này vào cuối năm 2018 sẽ chỉ bằng một nửa so với năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát dự kiến đạt 13.000%.

Theo nghiên cứu của giáo sư kinh tế Steve Hanke thuộc trường đại học Hopkins University, Venezuela đã trở thành nền kinh tế thứ 57 trên thế giới ghi nhận tình trạng siêu lạm phát gây khủng hoảng toàn diện trong lịch sử.

Mặc dù ngân hàng trung ương Venezuela đã rất cố gắng khi cung tiền nhiều gấp 14 lần trong 1 năm qua nhưng cũng không đủ để người dân thanh toán do lạm phát quá cao, trong khi chính động thái này lại càng đẩy tình trạng lạm phát tăng mạnh hơn.

Một đồng USD hiện đổi được khoảng 236.000 Bolivar trên thị trường chợ đen, cao gấp 80 lần so với hồi đầu năm. Cách đây 5 năm, số tiền này có thể mua được một căn hộ chung cư nhỏ thì nay chỉ vừa đủ cho một món điểm tâm.

Tốn cả tháng lương chẳng mua được 1 bịch trứng tại Venezuela - Ảnh 3.

Tỷ giá Bolivar cho 1 đồng USD

Giờ đây, người dân Venezuela dường như đã phải chuyển sang giao dịch bằng vật phẩm thay vì dùng tiền. Giáo sư kiến trúc Marina Fernandez cho biết khi không đủ tiền mặt trả cho chỗ đỗ xe, bà đã giao 2 quả trứng để thanh toán. Khoa kiến trúc của bà do không đủ tiền thanh toán lương đã quyết định trả bằng trứng gà.

Tính đến cuối năm 2017, giá 30 quả trứng gà tại Venezuela là 247,500 Bolivar trong khi mức lương tối thiểu của người dân nơi đây là hơn 236.000 Bolivar/tháng. Nghĩa là dù có dùng hết tiền lương thì người dân cũng chẳng thể mua nổi một bịch trứng 30 quả, đó là chưa kể đến siêu thị không có hàng mà bán.

"Chúng tôi không chấp nhận hành tây hay chuối. Nếu bạn nhận lương thực như một cách trả lương thì bạn muốn thứ gì đó ít nhất có đủ protein và trứng gà là phương án tuyệt hảo nhất", Giáo sư Fernandez nói.

Tốn cả tháng lương chẳng mua được 1 bịch trứng tại Venezuela - Ảnh 4.

Giá một bịch 30 quả trứng tại Venezuela (Bolivar)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại