Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôm hùm đất là loài ngoại lai xâm hại, bị cấm kinh doanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay có một số thông tin cho rằng “tôm hùm đất có giá trị cao, là con gà đẻ trứng vàng cho nông dân Trung Quốc. Ngành tôm hùm đất phát triển rộng rãi ở Trung Quốc bởi nó thúc đẩy kinh tế nuôi trồng thủy sản?”.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN&PTNT) cho biết cho rằng cần phải kiểm chứng thông tin này.
Tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai xâm hại
Ông Nguyễn Quang Huy, Viện phó Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN&PTNT):
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã có dự án nuôi nghiên cứu khảo nghiệm tôm hùm đất.
Sau quá trình nghiên cứu thử nghiệm từ năm 2008- 2010, cho thấy, tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hiểm. Tôm hùm đất có giá trị kinh tế không cao, tỉ lệ thịt so với khối lượng cơ thể thấp, cỡ thương phẩm nhỏ (30-50g).
Theo cở sở dữ liệu toàn cầu, đây là loài xâm hại điển hình.
Chính vì những tác hại như vậy, tôm hùm đất không được đưa vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
"Nếu có nuôi ở Trung Quốc thì vùng đó phải được khoanh nuôi cẩn thận. Môi trường, đất và nước ở đó không sử dụng được cho mục đích gì khác thì họ mới nuôi con tôm hùm đất này".
“Cần phải kiểm chứng lại thông tin bởi thực tế Trung Quốc cũng có nạn xâm lấn, đang phải chịu ảnh hưởng xâm lấn của tôm hùm đất”, ông Huy nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, chúng ta không nên chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế, lợi ích trước mắt.
Nếu không cảnh báo, kiểm soát chặt tôm hùm đất thì nó sẽ thành đại họa, nguy hiểm hơn nhiều so với ốc bươu vàng.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản –Bộ NN&PTNT) cũng cho biết, các báo cáo đều cho thấy việc tác động đến môi trường của loài tôm này cực kỳ khủng khiếp.
Trong điều kiện quy mô sản xuất của Việt Nam còn nhỏ lẻ, khó kiểm soát, việc để lọt đối tượng này ra môi trường có thể là một đại họa vì thế cần có biện pháp ngăn chặn, diệt trừ.
Ông Nguyễn Quang Huy cho biết, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN&PTNT) đã có dự án nuôi nghiên cứu khảo nghiệm tôm hùm đất.
Sau quá trình nghiên cứu thử nghiệm từ năm 2008- 2010, cho thấy, tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hiểm. Tôm hùm đất có giá trị kinh tế không cao, tỉ lệ thịt so với khối lượng cơ thể thấp, cỡ thương phẩm nhỏ (30-50g).
Loại tôm này có nhiều đặc tính của sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: ăn tạp, phàm ăn, cạnh tranh thức ăn, có thể chiếm nơi sống, tấn công các loài tôm bản địa. Theo cở sở dữ liệu toàn cầu, đây là loài xâm hại điển hình.
Loài này có khả năng sinh sống ở nhiều loại môi trường khác nhau, từ vùng ven biển nước lợ tới môi trường nước ngọt; sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn.
Đặc biệt chúng có khả năng đào hang hốc (sâu đến 2 m), có thể gây hại cho các công trình thủy sản, đê điều…Bên cạnh đó, loài tôm này còn mang nhiều vi rút gây bệnh.
Chính vì những tác hại trên nên tôm hùm đất không được đưa vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
“Không chỉ là sinh vật ngoại lai xâm hại, thực tế tôm hùm đất ăn cũng không ngon, nhiều vỏ. Trong khi đó, Việt Nam đang có nhiều loại tôm nuôi trồng có giá trị kinh tế, ăn ngon như tôm thẻ, tôm càng xanh, tôm sú…”, ông Huy cho biết thêm.