Tôi mắc bệnh tiểu đường 49 năm và nhận ra: Có "6 loại thực phẩm nên ăn - 2 loại phải tránh", không làm theo ắt hối hận

Đậu Đậu |

"Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã đúc rút ra rằng: Có "6 loại thực phẩm nên ăn - 2 món phải tránh", nếu không làm theo, người bệnh tiểu đường có thể phải trả giá đắt".

Tiểu đường là căn bệnh không bùng phát nhanh trong một lúc nhưng diễn tiến âm thầm theo thời gian. Nếu đường huyết không được kiểm soát hiệu quả, bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thần kinh, cơ quan nội tạng và thị lực...

Nhưng làm sao để duy trì bữa ăn cân bằng, giúp ổn định đường huyết hiệu quả? Hôm nay, mời bạn lắng nghe những chia sẻ của ông Đặng Huân Tín, Chủ tịch danh dự Hiệp hội phục hồi bệnh tiểu đường Hoài Hóa (Trung Quốc). Ông Đặng đã có 49 năm mắc bệnh tiểu đường và đang duy trì sức khỏe rất tốt.

Cụ thể bài chia sẻ kinh nghiệm của ông Đặng Huân Tín như sau:

“Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu đầu tiên của chúng ta” - cái này chắc ai cũng hiểu. Thực phẩm không chỉ dùng để lấp đầy dạ dày, mà còn cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Tôi mắc bệnh tiểu đường 49 năm và phải vật lộn với chúng trong thời gian dài. Vì thế, tôi đã chủ động nghiên cứu kỹ các tài liệu y học cổ của Trung Quốc để có thêm kiến thức chữa bệnh. Sau khi đọc Hoàng Đế nội kinh, Bản thảo cương mục, Kinh Thánh Dinh Dưỡng... tôi tự biến mình thành một "con chuột bạch". Những món ăn được nhắc đến trong sách và trên mạng, tôi đều đã đích thân nếm thử.

Tôi mắc bệnh tiểu đường 49 năm và nhận ra: Có

Thực hành tạo nên kiến thức, tôi nhận ra có một số món ăn rất có ích cho bệnh tiểu đường nhưng một số lại phản tác dụng.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã đúc rút ra rằng: Có "6 loại thực phẩm nên ăn - 2 món phải tránh", nếu không làm theo ắt người bệnh tiểu đường sẽ trả giá đắt.

6 loại thực phẩm tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên tăng cường

1. Thực phẩm có tác dụng giống insulin

Chẳng hạn như mướp đắng, bơ, dâu tằm, lá dâu, râu ngô, đậu xanh, hoa anh thảo, lá ổi...

2. Đồ ăn đắng

Vị đắng khắc phục vị ngọt, có thể kể đến như mướp đắng, rau đắng, mã đề, bồ công anh, cây hoàng liên, khổ sâm bắc, hạt sen...

muop-dang-nhoi-thit-4-1879-1580984251.jpg

3. Thực phẩm tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu

Chẳng hạn như khoai mỡ, cà chua, rau muống, rau bina, nấm, hành tây, cà tím, đậu nành, kiều mạch, yến mạch, rễ sắn dây...

4. Thực phẩm ít đường, ít béo

Chẳng hạn như đậu nành, đậu phụ, khoai nưa, các loại rau lá xanh, măng...

5. Thực phẩm giàu protein, nhiều chất xơ, magie, selen và crom

Chẳng hạn như trứng, cá, sữa bò, nấm, vừng, quả óc chó... Đây là những chất dinh dưỡng mà người mắc bệnh tiểu đường dễ bị thiếu hụt trong cơ thể và cần được bổ sung.

6. Thực phẩm giàu pectin

Chẳng hạn như quả táo, đào, anh đào...

Hai thực phẩm có hại cho việc ổn định đường huyết, bạn phải tránh

1. Đồ chiên, nướng,…

2. Rau muối chua, các sản phẩm thịt chế biến sẵn

maxresdefault.jpg

Cả 2 loại thực phẩm này đều giàu gia vị, dư thừa muối, nhiều calo... vì thế không có lợi cho việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, tốt nhất là phải tránh tiêu thụ nếu không muốn tình trạng bệnh không được kiểm soát.

Ông Đặng Huân Tín cho biết: "Hạn chế ăn những món gây hại, tăng cường ăn những món tốt cho sức khỏe - đó là việc tôi đã làm hàng ngày. Hiện nay tôi đã 80 tuổi nhưng đi khám sức khỏe được bác sĩ nói rằng lượng đường trong máu, huyết áp, lipid máu, chỉ số HbA1c (phản ánh lượng glucose trong máu gắn với hemoglobin trong ba tháng qua) và các chỉ số khác đều bình thường. Mắc bệnh tiểu đường suốt 49 năm nhưng sức khỏe tôi rất tốt, tôi cũng giữ nhiều chức vụ trong xã hội... Và bí quyết của tôi chỉ đơn giản có vậy, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với các bạn!".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại