Tôi đã tiết kiệm hơn 35 triệu đồng/ năm khi đem cơm đi làm

RIKA |

Một con số mà chính bản thân tôi cũng không ngờ được.

Tôi 44 tuổi và sống ở Connecticut - một bang có chi phí sinh hoạt khá cao - với người bạn đời của mình. Tôi làm việc cho một công ty sản xuất và chồng là chủ doanh nghiệp. Mức thu nhập của tôi hàng năm khoảng $60.000 (1,38 tỷ đồng) - 1 con số không cao ở đất nước đắt đỏ như Mỹ. Các khoản chi tiêu trong gia đình được phân chia khá đồng đều. Vợ chồng tôi giữ tài khoản của mình riêng biệt, tức là những khoản chi cá nhân tự mình trả. Điều này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nó hoàn toàn hợp lý với chúng tôi.

Trong năm 2017, tôi có xu hướng mang bữa trưa theo đi làm nhiều hơn, lý do đơn giản là vì tôi quá mệt mỏi để nghĩ xem trưa nay đi ăn hay nên gọi đồ về. Ban đầu, nó thật sự không quá thoải mái như tôi đã tưởng tượng, vì tôi vẫn phải nghĩ nên nấu món gì. Song, dần dần, mang theo bữa trưa thành thói quen hàng ngày của tôi. Các ngày thứ Sáu là ngoại lệ - tôi sẽ đi ăn và giao lưu cùng đồng nghiệp.

Trong nửa đầu năm 2018, tôi đã tiết kiệm khoảng 27% đến 34% khoản tiền ăn mỗi tháng.

Tôi đã tiết kiệm hơn 35 triệu đồng/ năm khi đem cơm đi làm - Ảnh 1.

Tôi đã tiết kiệm được hơn 35 triệu đồng/ năm như thế nào?

Một bữa trưa trung bình ở thị trấn tôi đang ở có giá 7,25 đô la/ ngày (167k). Giả định, như trước, thay vì tự chuẩn bị bữa trưa, tôi sẽ ăn ngoài 4 ngày mỗi tuần, vị chi là 50 tuần trong 1 năm. Như vậy số tiền tôi sẽ phải cho mỗi lần ăn ngoài là 1.450 đô la, thêm vào chi phí giao hàng và tiền xăng nếu đi, tổng cộng sẽ khoảng hơn 1.800 - 1.900 đô la mỗi năm.

Mặt khác, khi tự chuẩn bị bữa ăn trưa, chi phí cho toàn bộ thực phẩm, nguyên liệu khoảng 1,65 đô la/ ngày. Tức là chỉ khoảng 330 đô la mỗi năm. Do vậy khi tôi chuyển sang mang bữa trưa theo, tôi đã tiết kiệm được hơn 1.500 đô la/ năm (35 triệu đồng).

Nghe có vẻ không thực tế, nhưng đó chính là trải nghiệm của chính tôi. Thực tế những bữa ăn ở ngoài sẽ bao gồm cả chi phí thực phẩm, nhân công, mặt bằng cửa hàng, marketing. Bên cạnh đó, nếu gọi đồ ăn, bạn sẽ phải trả phí nền tảng và giao đồ ăn. Do đó, số tiền bạn phải chi cho mỗi bữa ăn bị “độn” lên rất nhiều. Tôi cũng không nghĩ mình có thể tiết kiệm nhiều đến vậy cho đến khi tự trải nghiệm mang bữa trưa đi làm.

Tôi đã tiết kiệm hơn 35 triệu đồng/ năm khi đem cơm đi làm - Ảnh 2.

Tôi đi ăn trưa vào các ngày thứ Sáu

Tại sao tôi vẫn đi ăn ngoài vào các ngày thứ Sáu? Đôi khi, nó là cái giá xứng đáng để tôi bỏ tiền ra “mua” một bữa ăn thân mật cùng đồng nghiệp. Là một người sống nội tâm, tôi khá khép kín, vì vậy có một thói quen như việc đi ăn vào mỗi thứ sáu cùng đồng nghiệp thực sự giúp tôi hòa nhập với thế giới xung quanh.

Ngoài ra tôi là nữ trong một ngành chủ yếu là nam giới. Chúng tôi không có chung nhiều sở thích như thể thao. Vì vậy, tôi đã nhận ra từ rất lâu trước đây rằng chỉ cần ở trong văn phòng với họ mỗi ngày sẽ không bao giờ là đủ, tôi luôn luôn là một "người ngoài cuộc".

Những bữa trưa thứ Sáu đã trở thành cách tôi “thuộc” về nhóm. Nó như là cách để tôi giao lưu và làm việc thoải mái hơn với đồng nghiệp.

Lợi ích của việc tự chuẩn bị đồ ăn trưa không chỉ là tiết kiệm tiền

Tôi có một số mục tiêu tiết kiệm mỗi năm, mặc dù tôi tự nhận mình không phải là người giỏi tích luỹ. Song tôi khá kỷ luật và sống nguyên tắc, luôn có một khoản tiền dự phòng, đóng bảo hiểm chuẩn bị cho tương lai và một số tiền nhỏ để đầu tư.

Việc tự chuẩn bị bữa trưa đã giúp tôi tiến thêm 1 bước trong mục tiêu tài chính của mình hiệu quả hơn:

1. Có nhiều thời gian nghỉ trưa hơn: Mang bữa trưa đến văn phòng 4 ngày mỗi tuần có nghĩa là tôi không phải chạy đua ra ngoài, vội vàng làm việc để kịp ra ngoài ăn, sau đó tiếp tục nhanh chóng trở về công ty. Tôi có thể thong thả làm nóng đồ ăn của mình. Trong lúc ăn, tôi cũng có thời gian để kiểm tra biến động thị trường chứng khoán và tin tức buổi sáng.

Tôi đã tiết kiệm hơn 35 triệu đồng/ năm khi đem cơm đi làm - Ảnh 3.

2. Ít lãng phí: Tôi có thể tự căn chỉnh khẩu phần ăn và chuẩn bị sao cho vừa đủ. Mặt khác, khi đi ăn ngoài, phần lớn khẩu phần ăn thường sẽ quá nhiều so với sức ăn của tôi. Hơn thế nữa, như vậy cũng sẽ lành mạnh cho môi trường hơn vì không phải sử dụng quá nhiều đồ dùng 1 lần khi gọi đồ ăn ngoài.

3. Mối quan hệ: Sau một vài tháng tự chuẩn bị đồ ăn, tôi nhận ra chồng thực sự thích chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi vào mỗi sáng. Từ khi mang đồ ăn trưa theo, mối quan hệ của chúng tôi trở nên gắn kết hơn rất nhiều. Tôi biết ơn vì mỗi bữa ăn anh ấy chuẩn bị, còn chồng thì tận hưởng cảm giác đó.

Tôi vẫn duy trì thói quen của mình từ năm 2018 đến bây giờ và cảm thấy rất vui vì đã tiết kiệm được một số tiền không hề nhỏ. Hơn thế nữa, nó còn mang đến những giá trị hơn cả tiền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại