Kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm là vấn đề quan trọng mà mỗi người cần chú ý khi về hưu. Lúc này, sức khỏe suy yếu khiến chúng ta không có được mốc thu nhập mong muốn. Hơn nữa, nhiều người còn đau ốm liên miên nên hao tiền tốn của.
Tuy bước vào độ tuổi U70, U80 nhưng vợ chồng bà Trần Mai vẫn có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Dưới đây là chia sẻ của cụ bà này về cách chi tiêu của 2 vợ chồng từ khi nghỉ hưu.
Không phụ thuộc con cái dù không có lương hưu
Tôi năm nay 65 tuổi, chồng hơn tôi 10 tuổi. Chúng tôi sống ở vùng quê bình yên, từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình bình thường, lại đông anh chị em, tôi trải qua nhiều vất vả. Bởi vậy, sau khi kết hôn, chúng tôi vô cùng nỗ lực, cố gắng trong công việc để con cái có cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.
Vợ chồng tôi sinh được 3 người con, tất cả đều đã lập gia đình. Các con có cơ hội học tập và làm việc trên thành phố nên thu nhập cũng ổn định. Chúng tôi rất mừng vì điều đó.
Tuy nhiên, vì khoảng cách địa lý và công việc bận rộn, chúng ít về quê thăm tôi. Chủ yếu, vào dịp lễ tết, chúng tôi mới gặp các con cháu, có cơ hội quây quần. Nhiều người họ hàng động viên vợ chồng tôi lên thành phố sống cùng các con nhưng chúng tôi quyết định ở lại quê hương. Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho các con, cũng không quen với nhịp sống trên thành phố.
Vì không có lương hưu, tôi và chồng quyết định vẫn đi làm để kiếm thêm thu nhập lúc về hưu. Vì sức khỏe cho phép, chúng tôi nhận thêm việc ở nhà hàng, xí nghiệp. Thu nhập của cả 2 là 7.000 NDT/tháng (tương đương 24 triệu đồng). Chúng tôi không muốn phiền con cái, cũng không sống dựa vào anh em, họ hàng. Bởi vậy, đây là số tiền tiết kiệm tôi để phòng khi đau ốm, bệnh tật hay có việc đột xuất xảy ra.
Với cách tính toán này, 2 vợ chồng tôi vẫn sống yên ổn sau nhiều năm nghỉ hưu. Những người hàng xóm xung quanh và họ hàng đều khen chúng tôi có kế hoạch rõ ràng nên giờ mới có cuộc sống ổn định. Tôi nghĩ rằng ở độ tuổi nào chúng ta cũng nên lao động nếu sức khỏe cho phép. Nhờ dựa vào sức lực của chính mình, chúng tôi không phải lo lắng cuộc sống túng thiếu hay khổ sở. Đây chính là thứ đáng giá nhất giúp tôi có cuộc sống an yên khi về già.
“Món quà” bất ngờ ập tới
Từ ngày nghỉ hưu, chúng tôi vẫn chăm chỉ đi làm, kiếm tiền đồng thời chăm sóc sức khỏe bản thân. Cuộc sống của 2 vợ chồng vẫn ổn định và đủ đầy. Thế nhưng năm ngoái, chúng tôi bất ngờ nhận được 1 tin vui và không giấu được sự phấn khởi. Vùng quê của tôi ngày càng phát triển, bởi vậy nhà tôi nằm trong khu vực quy hoạch và được đền bù 1 khoản. Sau khi làm xong các thủ tục pháp lý, chúng tôi nhận về 600.000 NDT (2 tỷ đồng) và chuyển tới thị trấn sinh sống. Trừ chi phí mua nhà mới, vợ chồng tôi vẫn còn 1 khoản tiền thừa để dưỡng già. Chúng tôi cũng chưa phải tiêu tới số tiền tiết kiệm sau nhiều năm làm việc vất vả nên cuộc sống càng ổn định.
May mắn đến bất ngờ khiến 2 vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhìn lại những năm tháng làm việc vất vả, chúng tôi luôn tự hào vì bản thân chưa bao giờ lười nhác, luôn cố gắng để không phụ thuộc vào ai.
Trong cuộc sống, chúng ta không nên dựa dẫm vào bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào. Nếu có thể, chúng ta nên lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm để có được nền tảng tài chính vững chắc và ổn định cuộc sống của mình.