Người vàng như nghệ do sỏi
Trường hợp của anh N.A.S (30 tuổi, Điện Biên), nhập viện vào ngày 24/5/2020, trong tình trạng đau hạ sườn phải, vàng da 2 tuần, sốt cao, rét run. Các bác sỹ chẩn đoán người bệnh tắc mật do sỏi ống mật chủ, gan phải.
Người bệnh được các bác sỹ phẫu thuật vào ngày 26/5 với phương pháp mổ nội soi ổ bụng lấy sỏi đường mật. Sau mổ, bệnh nhân S. tiến triển tốt, có thể ăn uống, vận động được bình thường.
Trường hợp của chị Trần Lan Hương – 34 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh vào viện cấp cứu vì sốt rét, da vàng như nghệ, bụng đau quằn quại. Các bác sĩ chẩn đoán chị Hương mắc sỏi mật tái phát (sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan).
Mắc sỏi mật lâu ngày dẫn tới chức năng mật ảnh hưởng và tư vấn phải cắt bỏ mật nếu không để sẽ có thể gây ung thư hóa. Chị Hương đã quyết định chọn cắt sỏi mật nội soi.
Hình ảnh sỏi túi mật
Trường hợp anh Vũ Xuân Đài (38 tuổi, trú tại Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ vùng hông lưng trái có lúc quặn thành cơn lan xuống hạ vị. Qua kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có sỏi kích thước 12,5mm bể thận trái và chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi ống mềm bằng Laser.
Anh Đài cho biết anh thường xuyên đau bụng âm ỉ nhưng nghĩ đau dạ dày vì anh có tiền sử đau dạ dày. Mẹ anh Đài đi cắt thuốc lá về uống nhưng không có tác dụng. Khi nhập viện, anh Đài bị ảnh hưởng của sỏi mật lên chức năng gan khiến toàn thân vàng ệch như nghệ.
Vì sao sỏi mật
Theo TS, BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tỷ lệ bệnh sỏi mật vẫn còn rất cao tại Việt Nam. Bác sĩ Tuấn Anh cho biết thêm tỷ lệ người dân ở nông thôn mắc bệnh sỏi đường mật nhiều hơn tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Còn ở thành phố thì đa số mắc bệnh lý sỏi túi mật.
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết xu hướng chế độ ăn không cân đối thực phẩm hiện nay là yếu tố chính làm gia tăng bệnh lý sỏi túi mật. Vì thế, những người ăn quá nhiều chất béo nói chung như sữa, bơ, dầu, mỡ… thì dẫn tới tích những sỏi cholesterol ở trong mật.
BS Nguyễn Quang Cừ
Chỉ tính riêng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mỗi năm khoa khám cho khoảng 3.000 người bệnh các bệnh lý về gan mật, thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.
Theo thống kê thì chỉ có khoảng từ 10-20% bệnh nhân có bệnh sỏi mật từ lúc phát hiện ra bệnh tới lúc có triệu chứng là sau 5-20 năm. Còn khi triệu chứng của bệnh, tức là có biến chứng rồi mới đi viện là tình trạng khá phổ biến của những người dân bị mắc bệnh sỏi mật.
Sỏi túi mật thực tế không phải là viên sỏi mà là một thể rắn được hình thành trong túi mật do tình trạng quá bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là cholesterol, sắc túi mật và muối canxi. Bạn thậm chí không biết mình có sỏi túi mật cho đến khi nó nghẹt ở ống túi mật, gây đau và cần được điều trị ngay tức thì.
Theo BSCK II Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện An Việt, sỏi mật có bệnh lý giống với nhiều bệnh lý khác nên người dân phải chú ý. Ví dụ, các triệu chứng như đau vùng trên bụng lan ra sau lưng, đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ cảnh báo bệnh sỏi mật
Cơn đau có thể khu trú ở phần trên của bụng (thượng vị hoặc dưới sườn phải) lan ra sau lưng, lan lên giữa xương bả vai hoặc dưới vai phải. Đau vùng thượng vị sau bữa ăn no, ăn béo đôi khi được chẩn đoán lầm là viêm dạ dày. Bệnh nhân kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi, nôn, sốt, vàng da thì nhanh chóng tới các cơ sở y tế khám vì có thể là bệnh lý gan mật.
Bác sĩ Cừ cho biết hiện này nhiều trường hợp trẻ đã mắc sỏi túi mật. Nguyên nhân được chỉ ra đó là chế độ ăn uống có nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ.
Đặc biệt, có nhiều trường hợp mới 30 tuổi đã mắc bệnh này. Khi bác sĩ khám và tư vấn thì người bệnh cho biết chỉ ăn đồ ăn nhanh, lười nấu nước. BS Cừ khẳng định người thích ăn kiểu "Âu" cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.