Toàn cảnh khu vực sẽ xây nhà máy điện của “siêu dự án” 12 tỷ USD, tương lai tạo nguồn thu hơn 30 tỷ USD

Bài: Ngọc Đẹp - Ảnh: Mai Hoài Thương |

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn có quy mô đầu tư toàn chuỗi lên đến gần 12 tỷ USD. Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất, khoảng 22 tỷ kWh điện.

Dự án có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư từ các đối tác nước ngoài Nhật Bản và Thái Lan như MOECO, PTTEP, Marubeni đến các nhà đầu tư Việt Nam như Petrovietnam, PVEP, PV GAS, EVNGENCO2, WTO. Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án lên tới gần 12 tỷ USD.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa có quy mô rất lớn bao gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), Dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa có quy mô rất lớn bao gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), Dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn.

Dự án có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư từ các đối tác nước ngoài Nhật Bản và Thái Lan như MOECO, PTTEP, Marubeni đến các nhà đầu tư Việt Nam như Petrovietnam, PVEP, PV GAS, EVNGENCO2, WTO. Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án lên tới gần 12 tỷ USD.

Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.

Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.

Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, II, III và IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), ngoài ra còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Ảnh phối cảnh dự án.

Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, II, III và IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), ngoài ra còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Ảnh phối cảnh dự án.

Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất, khoảng 22 tỷ kWh điện đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Trong ảnh là vị trí của Nhà máy điện Ô Môn I, II, III và IV nằm tại khu vực phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất, khoảng 22 tỷ kWh điện đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Trong ảnh là vị trí của Nhà máy điện Ô Môn I, II, III và IV nằm tại khu vực phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

Về tiến độ, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (2x330MW) như trong ảnh, đã phát điện từ năm 2015.

Về tiến độ, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (2x330MW) như trong ảnh, đã phát điện từ năm 2015.

Còn đối với các dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III, IV hiện đã giải phóng mặt bằng sạch 100%, tuy nhiên còn vướng bàn giao đất thực địa, việc chia sẻ các hạng mục dùng chung giữa các nhà máy.

Còn đối với các dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III, IV hiện đã giải phóng mặt bằng sạch 100%, tuy nhiên còn vướng bàn giao đất thực địa, việc chia sẻ các hạng mục dùng chung giữa các nhà máy.

Theo Quy hoạch, tiến độ Dự án II, chủ đầu tư đã phê duyệt dự án, hiện đang đàm phán hợp đồng mua khí, mua bán điện, chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến, quý III-2025 (tức từ tháng 7 đến hết tháng 9) khởi công và đưa vào vận hành thương mại vào năm 2027.

Theo Quy hoạch, tiến độ Dự án II, chủ đầu tư đã phê duyệt dự án, hiện đang đàm phán hợp đồng mua khí, mua bán điện, chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến, quý III-2025 (tức từ tháng 7 đến hết tháng 9) khởi công và đưa vào vận hành thương mại vào năm 2027.

Dự án III, chủ đầu tư đang triển khai lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ủy ban quản lý vốn nhà nước để xuất vay vốn ODA cho dự án. Chủ đầu tư đang thỏa thuận chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến khởi công quý III-2027, vận hành quý IV-2030 (tức từ tháng 10 đến hết tháng 12).

Dự án III, chủ đầu tư đang triển khai lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ủy ban quản lý vốn nhà nước để xuất vay vốn ODA cho dự án. Chủ đầu tư đang thỏa thuận chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến khởi công quý III-2027, vận hành quý IV-2030 (tức từ tháng 10 đến hết tháng 12).

Dự án IV, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã phê duyệt dự án. Hiện chủ đầu tư đang thỏa thuận chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến khởi công quý IV-2025, vận hành thương mại quý III-2028.

Dự án IV, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã phê duyệt dự án. Hiện chủ đầu tư đang thỏa thuận chia sẻ các hạng mục dùng chung. Dự kiến khởi công quý IV-2025, vận hành thương mại quý III-2028.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là dự án trọng điểm, không những đem lại nguồn thu rất lớn cho Nhà nước với trên 30 tỷ USD, các bên đầu tư là hơn 11 tỷ USD mà còn góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo. Đồng thời, các dự án thành phần thuộc chuỗi dự án trong quá trình xây dựng sẽ tạo thêm cơ sở hạ tầng, tạo hàng nghìn việc làm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là dự án trọng điểm, không những đem lại nguồn thu rất lớn cho Nhà nước với trên 30 tỷ USD, các bên đầu tư là hơn 11 tỷ USD mà còn góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo. Đồng thời, các dự án thành phần thuộc chuỗi dự án trong quá trình xây dựng sẽ tạo thêm cơ sở hạ tầng, tạo hàng nghìn việc làm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại