Toàn bộ diễn biến vụ việc “Bộ Y tế ra văn bản trái ý kiến Thủ tướng”

Nguyễn Huệ |

Ngày 20/9 vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết công văn số hiệu 1216 là trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Ngày 20/9 vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng Công văn 1216/2017 do Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký, liên quan đến việc yêu cầu doanh nghiệp thực phẩm phải dùng muối tăng cường i-ốt, là trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Vậy cụ thể vấn đề này là gì, và tại sao Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lại kết luận như vậy?

Từ Nghị định đến Công văn: Thuật ngữ bị thay đổi

Ngày 28/1/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định nêu: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt.

Hơn một năm sau, khi Nghị định chuẩn bị có hiệu lực thi hành, trước nhiều thắc mắc của doanh nghiệp, ngày 13/3/2017 tại Văn phòng Chính phủ đã diễn ra cuộc họp liên quan đến quy định sử dụng muối có i-ốt trong chế biến thực phẩm, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.

Cuộc họp kết luận, Nghị định 09/2016 chỉ yêu cầu bắt buộc bổ sung I-ốt vào muối ăn trực tiếp và muối sử dụng trong chế biến thực phẩm; kiểm soát việc bổ sung iốt tại các cơ sở sản xuất muối sử dụng cho hai mục đích trên, không yêu cầu phải sử dụng muối có chứa I-ốt tại các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng I-ốt trong thành phẩm thực phẩm.

Thế nhưng hôm sau, ngày 14/3/2017, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1216/BYT-PC do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang thừa lệnh Bộ trưởng ký.

Trong đó có quy định tại Điểm 2: "Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải sử dụng muối tăng cường I-ốt trong chế biến thực phẩm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP".

Toàn bộ diễn biến vụ việc “Bộ Y tế ra văn bản trái ý kiến Thủ tướng” - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: PLO

VASEP và dư luận phản đối, nửa năm sau "không động tĩnh gì"

Thời điểm đó, văn bản này đã gây nhiều băn khoăn, bức xúc trong dư luận và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là doanh nghiệp chế biến thủy – hải sản.

Vì thế, ngày 07/4/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phát đi Công văn số 45/2017/CV-VASEP gửi Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính và Bộ Y tế v.v kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc về sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm.

Trong văn bản này, VASEP khẳng định nội dung hướng dẫn tại văn bản 1261 của Bộ Y tế hoàn toàn chưa đúng với tinh thần của Nghị định 09 cũng như kết luận tại cuộc họp ngày 13/3/2017. Từ đó, VASEP đề nghị bãi bỏ nội dung hướng dẫn tại Điểm 2 của văn bản 1216/BYT-PC.

Thời điểm đó, dư luận báo chí đã truyền tải những bất cập rộng khắp để thực hiện đúng tinh thần của Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Báo Pháp luật TP.HCM ngày 10/4/2017 có bài: Đau đầu với quy định cá, tôm phải có...muối i-ốt. Ngày 24/4/2017, Báo Người Đại biểu Nhân dân phản ánh: Doanh nghiệp "đau đầu" vì muối iốt...

Thế nhưng, sau tất cả những động thái trên của VASEP và dư luận báo chí, sau gần nửa năm, Công văn 1216/BYT-PC vẫn tồn tại, cho đến ngày 20/9/2017...

Yêu cầu hủy bỏ văn bản 1216

Sáng 20/9 vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký một văn bản trái ý kiến của Thủ tướng.

Theo phản ánh trên tờ Vietnamnet, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: "Như vậy vấn đề thẩm quyền có đúng không? Bộ cũng phải xem xét, thẩm quyền Vụ trưởng có được ký các văn bản thực hiện đó không. Tôi nghĩ không được, không ai có thẩm quyền như thế được", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng, đôi khi chúng ta rất coi nhẹ việc đưa ra các văn bản mà không hình dung tạo ra bao nhiêu sự kìm hãm, tạo ra giấy phép con không cần thiết.

Từ đó, Bộ trưởng Dũng yêu cầu, ngay tại cuộc họp này, Bộ trưởng Y tế phải ra thông báo huỷ bỏ công văn 1216 do Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký. Việc ký văn bản đó là lạm quyền, tạo ra giấy phép con.

Ch

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại