Thuận An cam kết tiếp tục triển khai thi công
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (chủ đầu tư) mới đây đã có văn bản gửi Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) về việc công ty này dừng thi công, không có nhân viên kỹ thuật cũng như nhân công tại công trường mà không hề thông báo cho chủ đầu tư tại các gói thầu XL-05, XL-06 thuộc Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Sau khi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM yêu cầu phản hồi, Tập đoàn Thuận An đã có văn bản chính thức. Báo Dân Việt trích thông tin từ văn bản phản hồi của Thuận An cho biết, hiện ông Trần Đức Khoa – Phó Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Thuận An đã được ủy quyền điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là người đại diện pháp luật kể từ ngày 5/4.
“Việc thực hiện hợp đồng thi công 2 gói thầu, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục triển khai thi công tại hiện trường để không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án”, nguồn trên thích thông tin từ Tập đoàn Thuận An nói rõ.
Về nhân sự ban chỉ huy tại công trường, đơn vị này cho hay đã chỉ đạo chấn chỉnh, yêu cầu ban chỉ huy công trường phải có mặt tại công trường 24/24 để trực tiếp xử lý công việc và tiếp tục triển khai thi công. Công ty Tập đoàn Thuận An cũng cam kết chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về vấn đề này.
Theo Người lao động, khối lượng thi công của Tập đoàn Thuận An tại gói thầu XL-05 đạt 4% và gói thầu XL-06 đạt 4,42%. Tập đoàn Thuận An dẫn lý do thiếu cát san lấp và không có nơi đổ thải khiến chưa thể triển khai thi công tiếp tại 2 gói thầu trên và kiến nghị chủ đầu tư gỡ vướng.
Giá trị hợp đồng cho cả hai gói thầu mà Tập đoàn Thuận An đang đảm nhận tại Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là khoảng 130 tỷ đồng.
Cụ thể, báo Tiền Phong cho hay, gói thầu xây lắp số 5, từ cầu Tân Kỳ -Tân Quý đến cầu Bưng, trong đó công ty Thuận An phụ trách thực hiện các hạng mục liên quan đến xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật bờ phải với giá trị hơn 77,5 tỷ đồng.
Gói thầu xây lắp số 6, từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương, có giá trị hơn 458 tỷ đồng, phần công việc của Thuận An tương đương hơn 53 tỷ đồng, chiếm 11,70% tổng giá trị hợp đồng.
Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 2) được chính thức khởi công ngày 23/2/2023, tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng, phấn đấu hoàn thành dự án trước ngày 30/4/2025. Đây là dự án trọng điểm thuộc đề án Chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2045 của TP.HCM.
Các chủ đầu tư đồng loạt liên lạc với Thuận An
Không chỉ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM gửi văn bản cho Tập đoàn Thuận An mà cả Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cũng liên lạc với đơn vị này về vấn đề thi công dự án đường Vành đai 3 và hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.
Trao đổi với báo Người lao động, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (Ban Giao thông) - chủ đầu tư dự án trên cho biết đã nhận được văn bản phản hồi của Tập đoàn Thuận An.
Sau khi nhận được văn bản, Ban Giao thông có phản hồi, đề nghị nhà thầu Thuận An thông tin chi tiết về pháp nhân, pháp lý, tài chính, kế hoạch hoạt động. Đồng thời, đề nghị nhà thầu Thuận An báo cáo chủ đầu tư kế hoạch chi tiết để bảo đảm tiếp tục triển khai thi công phần việc thuộc các gói thầu.
Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ là công trình trọng điểm nhằm giảm tải áp lực giao thông khu vực phía Nam TP.HCM. Ảnh: VOV Giao thông
"Ban Giao thông tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nhà thầu Thuận An duy trì nhân lực, thiết bị bảo đảm tiến độ thi công tại công trường của 2 gói thầu theo điều kiện hợp đồng. Ban cũng chuẩn bị sẵn sàng cho phương án dự phòng là sẽ chấm dứt hợp đồng, chuyển khối lượng thi công còn lại của họ cho các thành viên liên danh theo điều kiện hợp đồng trong trường hợp nhà thầu này không bảo đảm tiến độ theo yêu cầu hoặc không thể tiếp tục thi công trong thời gian tới" - nguồn trên dẫn lời đại diện Ban Giao thông cho biết.
Tại dự án thành phần 1 đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn TP, Tập đoàn Thuận An là thành viên liên danh trúng gói thầu XL5 trị giá 2.300 tỉ đồng, thời gian triển khai 1.010 ngày.
Còn tại hầm chui Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh, Thuận An và thêm hai công ty nữa là liên danh trúng thầu gói xây lắp số 2 xây dựng hầm chui HC2 và trạm bơm có giá trị gói thầu hơn 262,7 tỉ đồng.
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội Đưa hối lộ.
Ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ.
Ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”.
Ông Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hợp