Ngoài khơi Cape Town (một thành phố cảng của Nam Phi) từ lâu đã sở hữu một hệ sinh thái tương đối trù phú, cùng hệ thống sinh vật biển đa dạng. Nhưng điểm đặc biệt nhất của vùng biển này là nơi đây giống như một sân chơi của những con "quái vật đại dương": cá mập trắng khổng lồ.
Vậy mà giờ đây, toàn bộ số cá mập này đã biến mất không chút tăm hơi. Đây là số liệu do tổ chức bảo tồn cá mập Shark Spotter tại Cape Town cung cấp, cụ thể là cá mập tại Cape Town và Vịnh False đã "hoàn toàn mất tích" không dấu vết trong vòng 18 tháng qua.
Trong giai đoạn 2010 - 2016, trung bình mỗi năm có khoảng 205 con cá mập trắng khổng lồ lởn vởn quanh Vịnh False, lưu vực rộng 28km nằm ở phía tây nam của Nam Phi, gần thành phố Cape Town. Nhưng năm 2018, con số trung bình tụt một cách bất ngờ, chỉ còn 50 con.
Và năm nay thì chẳng còn con nào nữa.
Cá mập trắng tại Cape Town và Vịnh False
"Shark Spotters đã ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng của cá mập trắng xung quanh biển Cape Town và đảo Seal trong 2 năm qua," - thông báo của Shark Spotters có nêu.
Nếu bạn từng tình cờ thấy video hoặc hình ảnh nào về một con cá mập trắng đột ngột trồi lên mặt nước khi săn mồi, thì nhiều khả năng hình ảnh ấy đến từ Vịnh False. Lý do vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng các nhà khoa học hiện đang ngầm công nhận rằng đó là hành vi có thể học được, và nó xuất phát từ những con cá mập ở Nam Phi.
Cá mập biến mất đang khiến khoa học lo sợ, nhưng cùng với đó là mối lo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Là một trong những sinh vật đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn, cá mập trắng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, như kiểm soát mật độ mồi, và kìm hãm những loài săn mồi nhỏ hơn.
Hơn nữa dù hơi nghịch lý, nhưng những hung thần của đại dương này cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với Cape Town.
Tính đến thời điểm hiện tại không có bất kỳ lời giải thích nào cho sự biến mất của lũ cá mập, nhưng cũng có một vì giả thuyết được đưa ra. Trong đó, giả thuyết đáng chú ý nhất có liên quan đến sự hiện diện của một nhóm cá voi sát thủ - kẻ thù truyền kiếp của cá mập trắng - tại vùng vịnh này.
Dành cho những ai chưa biết, cá voi sát thủ là một trong số ít các sinh vật trên đại dương có thể săn được cá mập trắng, thậm chí là tấn công một cách cực kỳ tàn ác nữa. Vậy nên khi cá voi sát thủ xuất hiện, thường cá mập trắng sẽ bỏ xứ mà đi, không dám ở lại nữa.
"Lý do thực sự chưa thể rõ ràng, nhưng có vẻ sự xuất hiện của cá voi sát thủ đã gây ảnh hưởng đến mật độ cá mập trong khu vực," - báo cáo cho biết.
Nhưng bên cạnh đó còn một giả thuyết khác có phần nghiêm trọng hơn rất nhiều cũng được đề cập đến, đó là nạn đánh bắt quá mức. Việc con người sử dụng lưới cỡ lớn đã khiến lượng mồi của cá mập trắng giảm sút nghiêm trọng, và đôi khi còn giết luôn cả những con cá non.
Ngoài ra, một số người tin rằng cá mập biến mất cũng là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
"Đây có thể là dấu hiệu cho thấy môi trường đang thay đổi," - Meaghen McCord, giám đốc tổ chức Bảo tồn cá mập Nam Phi chia sẻ vào năm 2018. "Chúng tôi không chắc lắm, nhưng đó là một khả năng không nhỏ."
"There could be some shift in the environment happening," Meaghen McCord, founding director of the South African Shark Conservancy, told Yale Environment 360 in August 2018. "We’re just not sure, and with us being on the cusp of possible large climate-related shifts, few scientists are prepared to say anything conclusive just yet."
Tham khảo: IFL Science, Science Alert