Tòa TPHCM 'bất ngờ' quay lại phần xét hỏi vụ Vinasun kiện Grab

Văn Minh |

Chiều 29/10, theo dự kiến TAND TPHCM tuyên án vụ án 'bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng' giữa hãng taxi Vinasun (Cty CP Ánh Dương Việt Nam) và Grab (Cty TNHH GrabTaxi Việt Nam). Tuy nhiên, HĐXX thông báo sẽ quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ thêm vụ kiện.

Chiều 29/10, dự kiến TAND TPHCM tuyên án vụ án 'bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng' giữa hãng taxi Vinasun (Cty CP Ánh Dương Việt Nam) và Grab (Cty TNHH GrabTaxi Việt Nam).

Tuy nhiên, lúc 14h25, HĐXX thông báo sẽ quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ thêm một số chi tiết trong vụ kiện này trước khi tuyên án.

Theo đó, HĐXX quay lại hỏi một số chi tiết liên quan đến quy trình vận hành của Vinasun như số lượng xe, số lượng tài xế... Đồng thời sẽ tập trung hỏi các bên liên quan về vấn đề kết quả giám định.

Tòa TPHCM bất ngờ quay lại phần xét hỏi vụ Vinasun kiện Grab - Ảnh 1.

Đại diện Vinasun. Ảnh Văn Minh

Phiên xử trước đó, đại diện VKSND TPHCM nêu quan điểm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun buộc Grab bồi thường 41,2 tỷ đồng.

Theo đại diện VKSND TPHCM, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, khẳng định Grab hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, tương tự như Vinasun.

Tòa TPHCM bất ngờ quay lại phần xét hỏi vụ Vinasun kiện Grab - Ảnh 2.

Đại diện Grab tại phiên tòa chiều 29/10.

Cụ thể, Grab đã tuyển tài xế, điều hành xe và chỉ định tài xế đón khách, quyết định giá cước và điều chỉnh tăng giảm giá. Grab còn thu tiền trực tiếp của khách hàng vào tài khoản của mình. Tài xế Grab phải mở tài khoản nộp tiền vào Grab mới được sử dụng ứng dụng và đón khách.

“Grab quyết định mức chiết khấu cho tài xế, tăng và giảm mức chiết khấu này. Hơn nữa, Grab cũng có quy định thưởng phạt với tài xế, kể cả phạt đối với tài xế không nhận đón khách, mở hoặc tắt ứng dụng đón khách đối với từng tài xế”, đại diện VKSND chỉ ra.

Tòa TPHCM bất ngờ quay lại phần xét hỏi vụ Vinasun kiện Grab - Ảnh 3.

Tài xế Vinasun đến TAND TPHCM chiều 29/10.

Mặt khác, Grab có hành vi trái pháp luật khi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Grab cũng có hành vi khuyến mại trái quy định khi thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi trên giá cước vận chuyển, trong đó có những chuyến xe giá 0 đồng.

Từ đó, đại diện VKSND TPHCM cho rằng có đủ cơ sở để chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun buộc Grab bồi thường thiệt hại 41,2 tỷ đồng.

Trong vụ kiện này, Vinasun khởi kiện Grab ra TAND TPHCM vì cho rằng, dù Grab là một công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực tế hoạt động, Grab là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.

Grab đã thực hiện nhiều hành vi Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi và có hành vi khuyến mại nhằm gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi. Chính điều này đã gây thiệt hại cho Vinasun nên hãng taxi nội này khởi kiện Grab ra tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với số tiền 41,2 tỷ đồng.

Trong vụ kiện này, đại diện Grab cho rằng là một công ty công nghệ ứng dụng khoa học công nghệ vào việc hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, phù hợp với Đề án 24 của Bộ GTVT về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ.

Ngoài ra, Grab cũng phủ nhận việc cạnh tranh không lành mạnh với Vinasun qua các chương trình khuyến mại. Đối với việc giảm sút doanh thu hay lợi nhuận của Vinasun không do Grab gây ra do đó yêu cầu bồi thường thiệt hại của hãng taxi nội là không có cơ sở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại