Tổ hợp TLPK tối tân của Ấn Độ có thể đánh bại Buk-M3 tại Việt Nam

ĐTN |

Dự án nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MR-SAM được Ấn Độ triển khai nhằm mục đích thay thế các tổ hợp lạc hậu sản xuất từ thời Liên Xô.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MR-SAM là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

Liên doanh Ấn Độ - Israel chính thức thành lập vào năm 2007, hợp đồng phát triển hệ thống tên lửa này được ký trong năm 2009. IAI đã phối hợp cùng ELTA, RAFAEL từ Israel và làm việc với các công ty Ấn Độ như TATA, Bharat Electronics, Larsen & Turbo, Bharat Dynamics, cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân khác.

Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp 18 bệ phóng và hơn 450 tên lửa cho Không quân cũng như Lục quân Ấn Độ. Ban đầu thời gian giao hàng được ấn định vào năm 2013 - 2014, nhưng do gặp phải vấn đề kỹ thuật trong các thử nghiệm ban đầu cho nên phải đến năm 2017 công việc mới hoàn tất.

Trong năm 2015, DRDO đã phóng thành công tên lửa đánh chặn và xác định tầm bay, các thông số kỹ thuật đều thỏa mãn yêu cầu.

Tổ hợp TLPK tối tân của Ấn Độ có thể đánh bại Buk-M3 tại Việt Nam - Ảnh 1.

Xe mang phóng của tổ hợp tên lửa phòng không MR-SAM

Hệ thống MR-SAM được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa, trực thăng... đối phương ở cự ly lên đến 70 km bằng tên lửa Barak 8.

Xe mang phóng di động được thiết kế hoàn toàn tại Ấn Độ bởi DRDO, nó di chuyển nhờ một đầu kéo. Ngoài ra bệ phóng có thể vận chuyển bằng đường sắt hay đường hàng không.

Tên lửa được bắn đi theo chiều dọc từ ống phóng kiêm ống bảo quản, tầm bao quát phủ kín 360 độ, cơ số đạn phục vụ chiến đấu gồm 8 quả chia làm 2 cụm riêng biệt.

DRDO bố trí thêm một tấm phân tán để lửa phụt từ động cơ tên lửa không gây ảnh hưởng đến xe phóng, thiết bị này chịu đựng được ít nhất 60 lần khai hỏa. Toàn bộ 8 tên lửa có thể bắn hết trong vòng 20 giây, công việc tái nạp do một chiếc xe chuyên dụng đảm trách.

Tổ hợp TLPK tối tân của Ấn Độ có thể đánh bại Buk-M3 tại Việt Nam - Ảnh 2.

Tấm phân tán luồng phóng của động cơ tên lửa

Sức mạnh của MR-SAM nằm ở tên lửa đánh chặn Barak 8. Tên lửa này có tốc độ Mach 2, đủ khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu trên không nào ở khoảng cách hơn 70 km. Một số nguồn tin cho biết tầm bắn thực tế của Barak 8 lên đến 90 km và thậm chí là 100 km.

Tổ hợp TLPK tối tân của Ấn Độ có thể đánh bại Buk-M3 tại Việt Nam - Ảnh 3.

Tên lửa Barak 8 rời bệ phóng

MR-SAM sử dụng radar EL/M-2084, phiên bản mặt đất của radar MF-STAR cho vai trò dẫn bắn, nó có thể phát hiện mục tiêu trên không từ cự ly 470 km.

Ba xe phóng sẽ kết hợp thành một khẩu đội, những xe phóng này cùng với đài radar, xe nạp đạn và các phương tiện bảo trì nằm dưới sự quản lý của một xe điều khiển trung tâm. Xe mang phóng có một cột ăng ten cao 13 m giúp duy trì liên lạc giữa các thành phần với nhau trong vòng 20 km.

Tổ hợp TLPK tối tân của Ấn Độ có thể đánh bại Buk-M3 tại Việt Nam - Ảnh 4.

Một tổ hợp tên lửa phòng không MR-SAM

Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa Barak 8: chiều dài: 4,5 m; đường kính: 0,54 m; sải cánh: 0,94 m; trọng lượng: 274 kg, trọng lượng đầu đạn: 60 kg; kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh với ngòi định hướng; tốc độ: Mach 2; tầm bắn: 70 km; trần bay: 16 km.

Như vậy có thể thấy so với Buk-M3 thì tính năng kỹ chiến thuật của MR-SAM tỏ ra không hề thua kém, nó hoàn toàn đủ khả năng giành chiến thắng tại Việt Nam nếu trong tương lai chúng ta quyết định đặt mua một tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhằm thay thế S-75M3 ở tầm trung - xa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại