'Tinh túy' của nông sản Việt được các đại gia dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 3 chữ số, tổng thu về hơn 2 tỷ USD

Khánh Vy |

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng mặt hàng này.

Tinh túy của nông sản Việt được các đại gia dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 3 chữ số, tổng thu về hơn 2 tỷ USD - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều trong tháng 9/2023 đạt 56.794 tấn với trị giá hơn 310 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 452.590 tấn với trị giá hơn 2,5 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 5.722 USD/tấn, giảm 4,47% so với cùng kỳ năm 2022.

Tinh túy của nông sản Việt được các đại gia dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 3 chữ số, tổng thu về hơn 2 tỷ USD - Ảnh 2.

Xét về thị trường, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan lần lượt là 3 thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều sang 3 thị trường này đều tăng trưởng. Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường chính, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang nổi lên là một người mua tích cực.

Cụ thể trong tháng 9/2023, xuất khẩu hạt điều sang UAE đạt 1.693 tấn với trị giá hơn 8,9 triệu USD, tăng mạnh 190,4% về lượng và tăng 186,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, UAE chi ra hơn 65 triệu USD để nhập khẩu 11.590 tấn hạt điều, tăng 71,6% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu trong 9 tháng đã vượt qua tổng lượng trong của cả năm 2022 (10.863 tấn).

Giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này đạt 5.609 USD/tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ.

Tinh túy của nông sản Việt được các đại gia dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 3 chữ số, tổng thu về hơn 2 tỷ USD - Ảnh 3.
Tinh túy của nông sản Việt được các đại gia dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 3 chữ số, tổng thu về hơn 2 tỷ USD - Ảnh 4.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, UAE hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang UAE có thể kể đến như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, da giày, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị… tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Hạt điều Việt Nam hiện cũng chiếm thị phần lớn nhất tại UAE với 81%, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 55 triệu USD, tăng 14% so với năm 2021. Ngoài mặt hàng hạt điều, hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm tới 60% thị phần nhập khẩu của UAE, đạt kim ngạch 58 triệu USD.

Mặc dù hàng Việt đã có mặt, thậm chí chiếm thị phần lớn tại UAE, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng. Thứ 2 hàng tuần, nhà nhập khẩu UAE sẽ xem xét giá chào của các nước gửi đến, giá nào cao hơn sẽ bị loại, thậm chí doanh nghiệp đang xuất khẩu vào UAE tuần này, sang tuần sau đã có thể mất đơn hàng.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là nước nhập khẩu ròng hạt điều. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hạt điều của UAE về giá trị từ năm 2015 đến 2019 là 124%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng hàng năm về số lượng là 103%/năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, tổng diện tích cây điều của Việt Nam khoảng 305 nghìn ha, tổng sản lượng hạt điều thô đạt khoảng 367,2 nghìn tấn, xếp thứ 3 trên thế giới, năng suất bình quân đạt khoảng 1,18 tấn/ha.

Theo kế hoạch mới nhất của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), nếu giá điều thô tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm tiếp từ nay đến cuối năm và đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 3,05 tỷ USD (giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đề ra).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại