Tất nhiên, tiết kiệm là một điều tốt cần được duy trì thành thói quen, nhưng nếu nó quá mức và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn cần phải suy nghĩ kỹ về điều đó.
Hôm nay tôi sẽ nói về thói quen “tiết kiệm” của mẹ chồng khiến cả nhà tôi gặp nhiều phen "dở khóc dở cười".
01. "Fan cuồng" của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Mẹ chồng tôi là một người điển hình!
Bình thường, mẹ tôi sẽ không bao giờ chịu bỏ tiền ra để ăn một món ngon đắt tiền, được làm từ nhiều thứ quý giá, tốt cho sức khỏe nhưng lại sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.
Hỏi lý do tại sao thì mẹ tôi luôn nói: "Mẹ thấy họ giới thiệu thành phần của hộp thuốc này rất tốt, uống vào sẽ không lo bệnh tật hay đau nhức xương khớp. Chưa hết, họ còn tặng thêm cho mẹ ít trái cây. Nếu không mua chẳng phải lãng phí lắm sao?".
Tôi nghĩ, thực chất, đây không phải là tằn tiện, rõ ràng là mẹ tôi đang bị lừa mà không biết đó thôi.
02. Cố chấp cả với đồ ăn/hoa quả đã hỏng
Mẹ chồng tôi luôn ngại ăn trái cây tươi bà mua về nhà. Phải để đến lúc sắp hỏng mới vội lấy ra, cắt bỏ những phần dở, cắt thành từng miếng cho mọi người ăn. Sau nhiều lần, tôi không nhịn được nữa và lén vứt trái cây đó đi mỗi khi nhận thấy trái cây đó có dấu hiệu hư hỏng.
03. Luôn ăn đồ thừa
Cách vứt đồ thừa của mẹ chồng tôi cũng vô cùng độc đáo.
Nếu nhà còn cơm dư trong hai ngày, bà sẽ mang cơm xào với một ít trứng, hành lá và cà rốt. Bà cho rằng, cơm có mùi thiu nhẹ cũng sẽ không còn mùi và trở nên thơm ngon trở lại.
Tuy vậy, lần đó đã khiến cả gia đình chúng tôi đau bụng! Số tiền đi bệnh viện nhiều gấp mấy lần số tiền tiết kiệm được từ thực phẩm trong khi sức khỏe của cả gia đình lại bị ảnh hưởng theo.
04. Bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng
Mẹ chồng tôi cũng có tật xấu là không đi khám thường xuyên hoặc khi gặp những căn bệnh nhẹ. Ví dụ, một cơn ho kéo dài cả năm trời nói mãi cũng không chịu đến bệnh viện.
Mẹ tôi không hề cảm thấy hoảng sợ cho đến khi bà ho ra máu. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện mẹ tôi có u ở phổi. Bây giờ mẹ tôi hối hận vô cùng vì đã không đi kiểm tra sớm hơn.
Vì vậy, nếu người già có vấn đề thì nhất định phải đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
05. Bậc thầy tích trữ trở thành bậc thầy “vứt đồ”
Khi Tết đến gần, mẹ chồng tôi luôn hào hứng tích trữ rất nhiều rau vì nói rẻ và ngon. Kết quả là Tết đã qua mà rau vẫn còn rất nhiều, trong đó nhiều loại đã hư hỏng. Tôi cảm thấy thật xót xa khi nhìn thấy đống rau thối đó bị vứt đi.
Vậy, tiết kiệm ở đâu trong việc này? Rõ ràng là vô cùng lãng phí!
06. Sử dụng đồ gia dụng không đúng cách
Mẹ chồng tôi không bao giờ đọc hướng dẫn hay hỏi ý kiến ai khi sử dụng đồ gia dụng. Vậy là đã rất nhiều lần, nhà tôi khi thì máy xay sinh tố bị kẹt, ngăn hấp của nồi cơm điện bị cháy thành từng mảng, các dụng cụ bằng kim loại đặt trong lò vi sóng phát ra tia lửa điện... Chúng tôi sợ chết khiếp!
Sau này, chúng tôi không dám để bà sử dụng đồ gia dụng một mình nữa vì sợ lỡ có vấn đề không an toàn xảy ra.
07. Luôn thích dùng điện thoại trong bóng tối
Vợ chồng tôi thường xuyên nhắc mẹ mỗi khi nhìn vào điện thoại di động phải bật đèn, nhưng bà không nghe! Chỉ sau 1 thời gian, bà liền bị bệnh tăng nhãn áp và loạn thị. Tôi ngay lập tức phải nhỏ mắt và cho bà uống thuốc hàng ngày. Những gia đình nào đang sống cùng người cao tuổi nhất định phải lưu ý điều này nhé!
08. Đam mê "săn" đồ rẻ ở siêu thị
Mỗi buổi sáng khi siêu thị mở cửa hay vào buổi tối trước giờ đóng cửa, không khó để tôi nhìn thấy dáng vẻ hoạt bát của mẹ chồng lúc bà đang tất bật chọn các loại đồ ăn được khuyến mãi.
Tôi thường cãi nhau với người khác vì thói tranh giành đồ của mẹ. Mẹ chồng tôi nhiều khi vì muốn tiết kiệm mà sợ người khác lấy mất, nên phải như vậy. Tôi hiểu cho bà nhưng cũng rất lo lắng khi không may bà bị người khác xô đẩy, ngã xuống thì rất nguy hiểm.
09. Quần áo mới trở thành “đồ cổ”
Mẹ tôi luôn ngại mặc những bộ quần áo mới mua, phải đợi đến những sự kiện lớn như đám cưới, đi du lịch hay lễ kỉ niệm..., bà mới mặc ra ngoài... Còn lại, bà thường mặc quần áo cũ từ 7, 8 năm trước.
Cứ thế, đầy ắp những món đồ mới tinh luôn bị bà vứt đầy nơi xó tủ còn quần áo hay mặc lại sờn rách khắp nơi.
10. “Tái sử dụng” nước giặt
Mẹ chồng tôi thích giặt quần áo bằng tay vì bà cho rằng máy giặt tiêu tốn nước và điện, còn nước giặt tay có thể tiết kiệm để xả bồn cầu...
Đôi khi nó bị ôi thiu trong vài ngày và sinh ra vi khuẩn, điều này không thể chịu nổi, đặc biệt là vào mùa hè! Cả gia đình tôi đều khốn khổ vì điều đó. Sau đó, chúng tôi phải tìm cách nói chuyện với mẹ chồng thay đổi thói quen này. Thật may, bây giờ mọi thứ đã tốt hơn nhiều rồi.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, khi sống chung với người lớn tuổi, mọi người thực sự cần phải chú ý đến cách thức, hành động và lời nói của mình. Chúng ta không thể làm một cách ép buộc mà phải từ từ hướng dẫn, thay đổi suy nghĩ của họ. Chỉ bằng cách này, mọi người mới có thể sống một cuộc sống thoải mái hơn mà vẫn vui vẻ với mẹ chồng. Suy cho cùng, bà tiết kiệm cũng chỉ bởi muốn tốt cho gia đình.