Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Ngọc Đẹp |

Hà Nam là chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và có diện tích nhỏ thứ 2 cả nước. Nhưng thu ngân sách 2023 của Hà Nam tương đương với số thu ngân sách của 6 tỉnh cộng lại. Tỉnh phấn đấu đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 1.

Nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách trung tâm Thủ đô khoảng hơn 50km về phía nam. Tỉnh Hà Nam là tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước với diện tích là 861 km2 (chỉ lớn hơn tỉnh Bắc Ninh 823 km2), cùng với đó là dân số 886.000 người (2023).

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 2.

Hà Nam có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ giao thương từ Thủ đô đi các tỉnh phía nam, đây cũng là địa phương chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, ít nhất cả nước, bao gồm một thành phố là Phủ Lý, thị xã Duy tiên và 4 huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng. Trong ảnh là thành phố Phủ Lý.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 3.

Dù là một tỉnh có diện tích nhỏ, ít đơn vị hành chính nhưng kinh tế- xã hội của Hà Nam có nhiều điểm nổi bật, trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) cả năm ước đạt trên 50.000 tỷ; tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,41%, đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 8 toàn quốc. Đặc biệt, tổng thu ngân sách năm 2023 của tỉnh ước đạt trên 12.800 tỷ đồng, tương đương với số thu ngân sách của 6 tỉnh thu ngân sách ít nhất cộng lại (Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn).

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 4.

Về cơ cấu kinh tế, Hà Nam đã và đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể, 2023 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 64,1%; khu vực dịch vụ chiếm 23%; nông, lâm và thủy sản chiếm 7,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,9%. Trong ảnh là Khu Công Nghiệp Đồng Văn.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 5.

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, theo phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tỉnh Hà Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng. Và đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong ảnh là nhà Văn hóa tỉnh Hà Nam.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 6.

Tỉnh Hà Nam có nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, phải kể đến một phần lớn nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 21B, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ…Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đồng thời kết hợp với lợi thế về đường thủy nơi có nhiều sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu… Trong ảnh là quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 7.

Với hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh Hà Nam đã thu hút được nhiều doanh nghiệp về đầu tư dự án lớn. Điển hình vào cuối tháng một vừa qua, giai đoạn một của Tổ hợp dự án Khu đô thị mới Bắc Châu Giang được khởi công. Dự án có quy mô xấp xỉ 4,05 km2, tổng mức đầu tư lên đến 35.000 tỷ đồng.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 8.

Cũng trên địa bàn tỉnh, tại huyện Lý Nhân hiện đang triển khai dự án Khu công nghệ cao có diện tích lên đến 6,6 km2. Tương lai, khi hoàn thành đây sẽ là nơi tập trung thu hút đầu tư vào các phân khu chức năng với trọng tâm là các dự án thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử - bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới….

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 9.

Tỉnh Hà Nam có lợi thế tự nhiên với trữ lượng đá vôi lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, giúp cho tỉnh là nơi phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất đá vôi, xi măng…Trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 10.

Về giáo dục, Hà Nam là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo của các trường có thể kể đến như: Trường Đại học Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Thương Mại… Trong ảnh trường Đại học Công nghiệp cơ sở tại TP. Phủ Lý - Hà Nam.

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 11.

Đồng thời, Hà Nam có nhiều điều kiện cho phát triển du lịch, văn hóa và dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm du lịch sinh thái, tâm linh hấp dẫn, có thể kể đến như: Chùa Tam Chúc, chùa Địa Tạng Phi Lai, chùa Bà Đanh, đền Trần Thương… Ngoài việc lễ Phật, du khách còn được vãn cảnh đẹp, nhiều điểm chụp ảnh check-in được yêu thích. Trong ảnh là chùa Tam Chúc. Ảnh:Thúy Hà

Tỉnh có ít huyện nhất cả nước thu ngân sách bằng 6 tỉnh cộng lại, định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 12.

Hà Nam là vùng đất lâu đời với khoảng trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống như: Dệt lụa Nha Xá, Trống Đọi Tam, Thêu ren xã Thanh Hà. Nơi đây cũng nổi tiếng với nhiều đặc sản tiến vua như: Cá kho Vũ Đại, chuối ngự Đại Hoàng, quýt Lý Nhân… Trong ảnh là cảnh nấu món cá kho làng Vũ Đại. Ảnh: Thúy Hà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại