So với nguyên mẫu ban đầu, những chiếc xe tăng T-62M có tháp pháo được gia cố thêm bằng những hộp đa lớp, mà được lính xe tăng QĐ Liên Xô gọi là "râu quai nón của Ilich". Phía trước của thân xe cũng được tăng cường và đáy xe được tăng thêm cường lớp bảo vệ.
Chiếc xe tăng này thời điểm đó được đánh giá rất cao nhờ trang bị hệ thống điều khiển hoả lực hoàn thiện, với thước ngắm bằng laser và máy tính đường đạn. Nó cũng có thể bắn tên lửa điều khiển phóng từ nòng pháo chính.
Xe tăng T-62M của Liên Xô ở Afghanistan.
Đương nhiên, cỗ máy này không hoàn thiện như T-80, T-80U hoặc T-72B, nhưng nó là xe tăng bí mật và có thể khiến giới tình báo nước ngoài quan tâm vì những thiết bị mới được liệt kê ở trên rất được những người Mỹ khát khao sở hữu với mục đích sưu tầm các loại khí tài chiến đấu "quốc bảo" của Liên Xô.
Theo các thông tin cho biết, kể từ thời điểm biên chế những xe tăng T-62M cho Quân đoàn 40, không một chiếc nào trong tình trạng còn hoạt động lọt được vào tay kẻ địch.
Tình hình đã thay đổi sau khi Liên Xô rút quân. Các đơn vị quân đội chính phủ Afganistan đã được bàn giao số lượng lớn các khí tài chiến đấu, trong đó có cả các xe tăng T-62M.
Sau vài tháng, một trong số các xe tăng này đã bị vứt đi trong tình trạng gần như vẫn còn hoạt động khá tốt. Những phần tử khủng bố đã chiếm được nó, sau đó chuyển nó tới Pakistan và bán cho các điệp viên CIA để đưa nó về Mỹ phục vụ mục đích nghiên cứu.
Điều thú vị là những chiếc xe tăng T-62M khác được bàn giao cho người Afganistan đã trải qua giai đoạn sụp đổ của chế độ Nadjibulla, rồi từng tham gia vào các cuộc chiến huynh đệ tương tàn, sau đó là góp công lớn trong việc giải phóng thủ đô Kabul khỏi phe Taliban.