Những dòng chữ nguệch ngoạc được cho là bị chép phạt
Các mảnh vỡ 2.000 năm tuổi cũng bao gồm các thông tin thương mại và danh sách tên.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Tübingen của Đức, nơi thực hiện cuộc khai quật, các khám phá này được thực hiện tại địa điểm Athribis, một khu định cư cổ đại được xây dựng cách Luxor khoảng 200km về phía bắc.
Được đánh dấu bằng cây lau sậy, các mảnh gốm được phục hồi, được gọi là "ostraca", là phần còn lại của các lọ hoặc bình được sử dụng làm vật liệu viết.
Hàng trăm mảnh gốm được tìm thấy với biểu tượng giống nhau được viết ở cả mặt trước và mặt sau, mà các nhà khảo cổ học tin rằng đó là bằng chứng về việc các học sinh bị ép viết.
Một mảnh gốm được tìm thấy trong đợt khai quật mới này mô tả về cuộc sống Ai Cập cổ đại. |
|
Khoảng 4/5 mảnh vỡ được khắc chữ Demotic, một trong ba chữ viết cổ đại có trên Đá Rosetta. Chữ tượng hình Hy Lạp, Ả Rập và Ai Cập nằm trong số các chữ viết khác được tìm thấy trên ostraca.
Theo Giáo sư Christian Leitz của Đại học Tübingen, nhiều mảnh gốm có nguồn gốc từ một ngôi trường cổ đại. Leitz cho biết: "Có danh sách các tháng, số, bài toán số học, bài tập ngữ pháp và 'bảng chữ cái chim' - mỗi chữ cái được gán cho một loài chim có tên bắt đầu bằng chữ cái đó."
Hàng trăm mảnh gốm cũng có một biểu tượng duy nhất lặp lại ở cả mặt trước và mặt sau, mà các nhà khảo cổ học tin rằng đó là bằng chứng về việc "những đứa trẻ nghịch ngợm" bị bắt viết phạt.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tübingen và Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã tiến hành khai quật khu định cư cổ đại Athribis từ năm 2003. Nằm gần thành phố Sohag ngày nay, trên bờ Tây sông Nile, Athribis là đối tượng của các cuộc khai quật trong hơn 100 năm. Nhưng nghiên cứu chuyên sâu hơn tại khu đất rộng 30 ha bắt đầu vào năm 2003, khi Đại học Tübingen và Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập khởi động Dự án Athribis.