Tìm thấy hóa thạch 66 triệu tuổi của loài cá cổ đại có kích thước khổng lồ

Bảo Tuấn Daily Mail |

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy lá phổi hóa thạch có niên đại khoảng 66 triệu năm tuổi của một loài cá cổ đại có kích thước tương đương với cá mập trắng ngày nay.

Các nhà cổ sinh vật học Anh đã được mời tới London để xác nhận một bộ xương sọ được cho là của loài bò sát bay Pterodactylus trong bộ sưu tập của một tư nhân. Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, họ nhận ra đây không phải là một chiếc xương to mà được tạo ra bởi nhiều mảng xương mỏng thuộc về cá vây tay có tên khoa học là Coelacanth.

Được biết, loài cá này đã xuất hiện xuất hiện vào khoảng 400 triệu năm trước, sớm hơn khủng long khoảng 200 triệu năm tuổi. Chúng đã từng bị cho là tuyệt chủng vào cuối thời đại Mesozoic, cho đến khi người ta đã tìm thấy loài cá vây tay còn sống ở Nam Phi vào năm 1938.

Các nghiên cứu mới nhất cho biết, mảnh xương hóa thạch này thật chất là phổi hóa thạch của loài cá sống có 66 triệu năm tuổi. Từ kích thước của lá phổi, có thể thấy con cá này dài ít nhất 5m, nó còn lớn hơn cá mập trắng bây giờ.

Người sưu tập rất thất vọng vì mảnh xương hóa thạch lớn không phải của loài bò sát bay Pterodactylus, nhưng ông Martill – nhà cổ sinh vật học và các đồng nghiệp vô cùng vui mừng vì học đã tìm thấy được hóa thạch của loài cá Coelacanth.

Hiện mảnh xương đã được gửi về Maroc để bổ sung vào bộ sưu tập của Khoa Địa chất thuộc Đại học Casablanca Hassan II.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại