Theo đó, các nhà khảo cổ học ở thành phố Dương Tuyền thuộc tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) phát hiện và khai quật ra ngôi mộ cổ có hình bát giác, đặc biệt là mặt trong tường mộ bao phủ nhiều bức bích họa có niên đại cách đây khoảng 700 năm, thời điểm khi mà hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn (là Hốt Tất Liệt) cai trị Trung Quốc.
Ngôi mộ có niên đại từ thời hậu duệ của thành Cát Tư Hãn cai trị Trung Quốc. Ảnh minh họa
Ngôi mộ hình bát giác có bảy bức tường vẽ bích họa, trong khi bức tường thứ tám thì được thiết kế thông với lối vào.
Mặc dù bích họa trên bức thường phía bắc chỉ ra chủ nhân của ngôi mộ có hình dáng kỳ lạ là một cặp vợ chồng, nhưng các nhà khảo cố lại không hề tìm thấy bất cứ bộ hài cốt nào ở bên trong.
Cụ thể, một số bức bích họa trong cổ mộ đã mô tả đời sống ở Trung Quốc cách đây khoảng 700 năm, khi mà quân Mông cổ đã thống trị quốc gia này. Những hình ảnh cổ xưa có thể thấy như cảnh tượng đội nhạc công tấu nhạc, lạc đà chở người và vận chuyển hàng hóa, hình ngựa và cảnh pha trà.
Nhóm khảo cổ cho biết, một vài người trong các bích họa mặc trang phục theo kiểu Mông Cổ, chẳng hạn như hình vẽ con lạc đà được dắt bởi người đàn ông mà "đầu đội mũ mềm có bốn mép, là chiếc mũ truyền thống của các bộ lạc du mục ở phương Bắc từ thời cổ đại".
Câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu thảo trong bức bích họa ở mộ cổ
Theo các nhà nghiên cứu, phần trên của ngôi mộ có hình kim tự tháp, được trang trí với những hình ảnh của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. Trong đó có một bức bích họa gây chú ý khi mô tả câu chuyện cha mẹ chôn sống đứa con trai nhỏ tuổi của họ để nuôi mẹ trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Nhị thập tứ hiếu" của Trung Quốc.
Đó là câu chuyện kể về một gia đình nghèo thời nhà Hán. Quách Cự và vợ có có một đứa con nhỏ lên ba và người mẹ già ốm yếu.
Một bức bích họa trong mộ cổ mô tả lại chôn con nuôi mẹ, câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Chinese Cultural Relics
Mỗi bữa cơm, người bà thương cháu nên cứ nhường phần cơm cho cháu trai. Nhưng gia cảnh nghèo nàn, thiếu thốn mà phải nuôi 4 miệng ăn, nên Quách Cự bàn với vợ chôn con trai, để có thể chữa bệnh và nuôi mẹ.
Sau đó, hai vợ chồng đào một cái hố sâu để chôn sống con trai thì bỗng nhiên phát hiện một hũ vàng, trên miệng hũ có đề hàng chữ: "Hiếu tử Quách Cự, Hoàng Kim nhất hủ dung dĩ tứ nhữ" (tạm dịch là "Người con hiếu là Quách Cự, một hũ vàng đầy để cho nhà ngươi").
Nhờ hũ vàng "phần thưởng" cho tấm lòng hiếu thảo, mà vợ chồng Quách Cự không cần hy sinh đứa con trai nhỏ và có đủ tiền để phụng dưỡng mẹ già, từ đó, cả gia đình sống hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện gửi gắm thông điệp con cái cần phải tôn kính, hiếu thảo với cha mẹ và cần chăm sóc, phụng dưỡng khi các bậc sinh thành khi về già.
Ngôi mô hình bát giác dược phát hiện vào tháng 4/2012 và được một nhóm các nhà khảo cổ ở Phòng quản lý di sản văn hóa và Cục di tích văn hóa của thành phố Dương Tuyền (Trung Quốc) tiến hàng khai quật. Kết quả của cuộc khai quật ngôi mộ với nhiều bức bích họa lớn được công bố trên tạp chí Chinese Cultural Relics.
Đội quân Mông Cổ do Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) đứng đầu tiến hành chinh phục Trung Quốc vào năm 1271, lập ra nhà Nguyên và sau đó những hậu duệ tiếp theo duy trì thống trị quốc gia này cho tới năm 1368, khi lực lượng quân nổi dậy buộc triều đình nhà Nguyên phải đào thoát về thảo nguyên Mông Cổ.
Tham khảo nguồn: Livescience, Foxnews