Tìm thấy bọc vỏ cây bí ẩn, các chuyên gia tò mò mở ra: Chứng kiến thứ bên trong, không ai nói nên lời!

Thuy Anh |

Có thứ gì bên trong vậy?

(Ảnh: Siberiantimes)

(Ảnh: Siberiantimes)

Trong một bọc vỏ cây bí ẩn, xác ướp của một đứa trẻ được tìm thấy tại nghĩa địa Zeleny Yar bí ẩn, gần Siberia, Nga đã gây chấn động giới khoa học.

'Kén' của vỏ cây bạch dương có chiều dài 1,28 mét và phần rộng nhất khoảng 30 cm và ôm theo các đường nét của cơ thể con người. Các chuyên gia nghi ngờ bên trong có hài cốt một thiếu niên nhưng khi mở ra thì thi hài còn nhỏ hơn nhiều.

Alexander Gusev, thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực, nói với The Siberian Times: "Chúng tôi đã chụp MRI trước và tổ chức giai đoạn mở kén đầu tiên. Thi thể gần như đã được ướp xác hoàn toàn, nhờ vào lớp vỏ, ngoại trừ bàn tay phải và chân".

Ông cho biết hài cốt thuộc về một bé trai, khoảng 6 đến 7 tuổi. Bên cạnh đó họ tìm thấy một chiếc rìu nhỏ bằng đồng cùng với cơ thể và một số công cụ sắc bén mà chúng tôi chưa thể xác định được.

Tìm thấy bọc vỏ cây bí ẩn, các chuyên gia tò mò mở ra: Chứng kiến thứ bên trong, không ai nói nên lời! - Ảnh 1.

Xác ướp cậu bé được tìm thấy (Hình ảnh: Khu phức hợp triển lãm và bảo tàng vùng Yamalo-Nenets)

Cơ thể được bao bọc bởi hai lớp lông, một lớp là da của tuần lộc, với lông dài và cứng. Lớp còn lại mềm hơn, hiện chưa thể khám phá nguyên liệu là gì. Ngoài ra các nhà khoa học đã tìm thấy một mặt dây chuyền bằng đồng hình một con gấu và một chiếc rìu nhỏ bằng đồng cùng nhiều hiện vật khác.

Điểm đặc biệt là phương pháp chôn cất thi hài này khác với những hài cốt trước đây được khai quật ở đây.

Tiến sĩ Fyodorova, Phó giám đốc Trung tâm Triển lãm và Bảo tàng Khoa học Shemanovsky, cho biết: "Nếu so sánh với các lễ chôn cất trẻ em trước đây, chúng ta có thể thấy một số điểm chung. Ví dụ, tất cả những đứa trẻ đều được bọc trong bộ lông và không có quần áo nào khác".

Các nhà khoa học cho biết việc ướp xác này là tình cờ do đồng và lớp băng vĩnh cửu. Đây là xác ướp đầu tiên của nền văn minh được tìm thấy kể từ năm 2002.

Không giống như các khu chôn cất khác ở Siberia, việc ướp xác không phổ biến, do đó người ta cho rằng việc bảo quản thi hài cho đến thời hiện đại chỉ là một 'tai nạn'.

Đất ở đây là cát và không bị đóng băng vĩnh viễn. Sự kết hợp giữa việc sử dụng đồng ngăn chặn quá trình oxy hóa và nhiệt độ giảm vào thế kỷ 14 là nguyên nhân tạo nên hài cốt ngày nay.

Tiến sĩ Fyodorova, thuộc chi nhánh Ural của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: "Không nơi nào trên thế giới có nhiều xác ướp được tìm thấy ngoài lớp băng vĩnh cửu hoặc đầm lầy. Đó là một địa điểm khảo cổ độc đáo. Chúng tôi là những người tiên phong và đang trong quá trình tìm kiếm khả năng nghiên cứu sâu hơn".

Tuy nhiên vào năm 2002, các nhà khảo cổ buộc phải tạm dừng công việc tại địa điểm này do sự phản đối của người dân địa phương trên bán đảo Yamal, nơi đây còn được gọi là 'nơi tận cùng của trái đất'.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại