Tìm ra hệ thống quang hợp nhân tạo, "đẩy lùi" khí nhà kính, sản sinh năng lượng sạch

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra phương pháp để biến khí nhà kính thành không khí và tạo ra điện năng nhờ quá trình quang hợp nhân tạo.

Quá trình quang hợp nhân tạo có thể giúp phân hủy được khí nhà kính như CO2 và biến chúng thành không khí sạch và đồng thời tái tạo ra năng lượng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Central Florida (Mỹ) cho biết, quá trình đặc biệt này có thể giúp giảm đáng kể lượng khí nhà kính có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Trước đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại vật liệu khung kim loại – hữu cơ gọi là Metal Organic Framework (MOF). Vật liệu này có tác dụng tham gia vào các phản ứng hóa học biến CO2 thành một loại hợp chất khác đơn giản và ít độc hại hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn phải cố gắng phát triển một loại vật liệu có thể hấp thụ đủ năng lượng từ ánh sáng nhìn thấy để kích hoạt phản ứng đó.

Tìm ra hệ thống quang hợp nhân tạo, đẩy lùi khí nhà kính, sản sinh năng lượng sạch - Ảnh 1.

Giáo sư Uribe Rodo nhận định, quang hợp nhân tạo là một bước đột phá lớn. Ảnh: Dailymail

Giáo sư Uribe Rodo và các cộng sự đã tạo ra một loại vật liệu hỗn hợp MOF mới bằng cách kết hợp các phân tử ánh sáng nhìn thấy với kim loại là Titanium và hấp thụ ánh sáng có bước sóng xanh.

Các nhà nghiên cứu đã đưa vật liệu này vào bên trong một ô chứa CO2 và chiếu ánh sáng màu xanh nhân tạo như đèn LED vào nó. Kết quả là phản ứng hóa học đã biến CO2 thành hai dạng carbon là Formate Formamide. Cả hai đều là năng lượng Mặt Trời.

Điều này có nghĩa là phản ứng không những làm sạch CO2 mà còn tạo ra nguồn năng lượng sạch từ ánh sáng Mặt Trời.

Tìm ra hệ thống quang hợp nhân tạo, đẩy lùi khí nhà kính, sản sinh năng lượng sạch - Ảnh 2.

Quang hợp nhân tạo có thể giúp biến CO2 thành không khí sạch, tạo năng lượng, ứng phó với sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Getty

Giáo sư Fernando Uribe Romo tại Đại học Central Florida cho biết:

"Công trình này là bước đột phá. Theo quan điểm khoa học, việc tạo ra các loại vật liệu chỉ hấp thụ một màu sắc ánh sáng nhất định là hết sức khó khăn, tuy nhiên, trên quan điểm xã hội thì chúng tôi đang góp phần vào việc phát triển một công nghệ giúp giảm khí nhà kính".

Uribe Rodo cho biết thêm: "Mục tiêu tiếp theo là tiếp tục tinh chỉnh phương pháp tiếp cận để có thể giảm lượng carbon nhiều hơn, giúp cho công nghệ này trở nên hiệu quả hơn nữa".

Ngoài việc sử dụng quá trình quang hợp nhân tạo vào các nhà máy điện, nơi thải ra nhiều khí nhà kính, mái nhà có thể được làm từ loại vật liệu đặc biệt này để góp phần tạo ra năng lượng và cải thiện chất lượng không khí.

Giáo sư Uribe Robo nhận định: "Điều đó có thể đòi hỏi công nghệ và cơ sở hạ tầng mới nhưng nó có thể xảy ra".

Nguồn: Dailymail, Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại