Theo Scientificamerican, nếu cộng tất cả lại, thì tổng khối lượng của các tiểu hành tinh trong toàn bộ Hệ Mặt trời của chúng ta vẫn nhỏ hơn khối lượng Mặt Trăng của Trái Đất.
Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng các viên đá không gian này lại cho chúng ta rất nhiều "manh mối" quan trọng cho việc tìm hiểu cách thức mà Hệ Mặt trời đã được hình thành.
Các khái niệm "tiểu hành tinh", "thiên thạch", "sao băng" và "sao chổi" thường được dùng lẫn lộn và không phân biệt rõ ràng. Vậy, sự khác biệt giữa chúng là gì?
Các khái niệm "tiểu hành tinh", "thiên thạch", "sao băng" & "sao chổi" thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy, khác biệt giữa những khái niệm này là gì?
Tiểu hành tinh là gì?
Tiểu hành tinh là các vật thể bằng đá có kích thước nhỏ hơn các hành tinh và thường bị bỏ sót lại trong quá trình hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta.
Khi hỗn hợp khí gas và bụi trong vũ trụ tập hợp lại để hình thành nên Mặt Trời, thì phần lớn các "vật liệu" còn lại sẽ đi lại gần nhau, kết hợp với nhau tạo nên các hành tinh đá & khí khổng lồ ở vũ trụ. Các mảnh bụi nhỏ hơn không tham gia vào quá trình hình thành các hành tinh nói trên sẽ được bỏ lại và có tên gọi là tiểu hành tinh.
Sao chổi là gì?
Sao chổi cũng được hình thành từ các vật liệu còn sót lại trong quá trình hệ mặt trời được hình thành, và chúng được tạo ra cùng thời kỳ với các tiểu hành tinh.
Tuy nhiên, các tiểu hành tinh được hình thành hướng tới các vùng bên trong của Hệ Mặt trời, nơi nhiệt độ cao hơn và do đó chỉ có đá hoặc kim loại mới có thể tồn tại vững chắc mà không bị tan chảy. Sao chổi được hình thành ở khoảng cách khá xa so với mặt trời.
Tại đây, với nhiệt độ rất lạnh, cho nên các "vật liệu" tạo nên sao chổi chủ yếu là băng. Chúng chứa khí carbon dioxide, metan, nước đóng băng, bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.
Sao băng và thiên thạch là gì?
Một sao băng đơn giản là một tiểu hành tinh hay vật thể vũ trụ đang trên đường tiến vào Trái Đất nhưng bị bốc cháy và bay hơi bởi bầu khí quyển của Trái Đất. Phản ứng của đá khi tiếp xúc quá mạnh với bầu không khí của Trái Đất khiến cho nhiệt độ của nó tăng lên.
Cái chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường là hình ảnh một vệt dài bầu không khí bị nung nóng được tạo ra bởi những vật thể đang tìm cách "xâm nhập" vào Trái Đất, và đặt tên là "sao băng". Mưa sao băng là thuật ngữ chỉ sự xuất hiện trên bầu trời của nhiều sao băng tại một thời điểm.
Ví dụ, nếu các thành phần của sao chổi bị tan chảy khi chúng lại gần Mặt Trời, thì những mảnh vụn đó sẽ bị bỏ lại, và nếu chúng cùng tiếp cận Trái đất và bị bầu khí quyển đốt cháy, thì chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng.
Và nếu một sao băng không cháy hết và phần còn lại rơi xuống tới đất, thì nó được gọi là thiên thạch. Thiên thạch thường được phân loại là thiên thạch sắt hoặc thiên thạch đá. Thiên thạch sắt chứa khoảng 90% là sắt; thiên thạch đá có cấu tạo gồm oxygen, sắt, silicon, magnesium và những nguyên tố khác.
Có thể thấy "tiểu hành tinh", "sao chổi", "thiên thạch" và "sao băng" hoàn toàn là các khái niệm tách biệt. Dù vậy, chúng đều hình thành và tồn tại với rất nhiều điểm chung. Chúng là những vật thể điển hình cho chúng ta biết rằng, vũ trụ thật bao la và còn nhiều điều bí ẩn.