Tiểu hành tinh có kích thước hơn tòa tháp Big Ben do nhà thiên văn học người Mỹ Carolyn S. Shoemaker phát hiện khi quan sát Đài thiên văn Palomar vào ngày 28/11/1994.
Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất cho biết tiểu hành tinh 1994 WR12 liệt vào danh sách rủi ro tác động hành tinh từ năm 2016. Tuy nhiên, kể từ đó, mức độ đe dọa của nó đã giảm dần sau nhiều lần quan sát.
1994 WR12 có kích thước khoảng 131 mét, nếu va vào Trái Đất sẽ tạo ra một vụ nổ tương tự hơn 77 megaton TNT, mạnh hơn 1/2 lần so với Tsar Bomba, vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm.
Tiểu hành tinh sẽ đi qua Trái Đất ở khoảng cách 6 triệu km, do vậy, hành tinh xung quanh vẫn an toàn.
Để tránh những lo ngại về an toàn cho Trái Đất, hiện tại, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thử nghiệm sứ mệnh DART, có nhiệm vụ làm chuyển hướng tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại cho hành tinh.
Đây là thử nghiệm đầu tiên về công nghệ mới nhằm ngăn chặn các vụ va chạm trong tương lai. Một số ý kiến cho rằng tiểu hành tinh va vào Trái Đất trong quá khứ chính là nguyên nhân dẫn đến việc khủng long tuyệt chủng.
Vì vậy, việc nghiên cứu theo dõi tiểu hành tinh gần Trái Đất vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học. Theo dự kiến, DART có thể 'đấm' một tiểu hành tinh đi chệch hướng, kỹ thuật tác động động học làm thay đổi chuyển động của một tiểu hành tinh trong không gian.
Nếu thành công, các nhà khoa học có thể thay đổi quỹ đạo của bất kỳ mảnh vỡ nào trong vũ trụ một cách hiệu quả. Đánh bật tiểu hành tinh lớn ra khỏi con đường của chúng trước khi nó gây ra nguy hiểm.
Kể từ năm 1968, các nhà khoa học đã theo dõi hơn 1.000 tiểu hành tinh đã đi qua gần hành tinh bằng cách sử dụng radar. Kỹ thuật này cho phép cơ quan vũ trụ lập bản đồ chính xác quỹ đạo, kích thước và hình dạng của những tảng đá không gian.
Thông qua kính thiên văn, NASA cũng đã phát hiện ra 27.323 tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất. Chỉ dưới 10.000 trong số này có kích thước khoảng 140 mét và 891 có kích thước hơn một km.