Clip 1: Thầy Quốc Hùng với những lời khuyên bổ ích cho việc học tiếng Anh.
Clip 2: Những kỷ niệm xúc động của học trò với thầy Quốc Hùng.
MC Thanh Bình: Khán giả cả nước từng biết đến thầy qua nhiều chương trình tiếng Anh trên truyền hình và nhiều người thắc mắc ở tuổi 75 thầy còn tham gia công việc giảng dạy tiếng Anh hay không?
Thầy Quốc Hùng, MA: Vâng, thực ra làm việc là thói quen của cả đời nên bây giờ có về hưu nhưng còn sức khỏe tôi vẫn làm việc bình thường.
Các lĩnh vực hiện nay thu hẹp hơn, tôi chủ yếu viết sách ví dụ tôi đang kết hợp với nhà xuất bản phụ nữ viết bộ sách tiếng Anh cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Ngoài ra tôi cũng viết một vài tác phẩm văn học.
Tôi quan hệ với các nhà xuất bản tổ chức hội thảo, tư vấn cho các đề án quốc gia 2020 vấn đề sách giáo khoa và huấn luyện giáo viên. Bên cạnh đó tôi cũng tham gia huấn luyện giáo viên Hà Nội và một số tỉnh thành.
MC Thanh Bình: Nhiều người cho con học tiếng Anh rất sớm với mong muốn con có thể phát âm chuẩn và sử dụng ngoại ngữ nhuần nhuyễn.
Tôi băn khoăn không biết có nên cho con học tiếng Anh sớm hay hoãn đến lớp 3 mới học, thưa thầy?
Thầy Quốc Hùng, MA: Tôi xin hỏi chị học tiếng Anh từ năm bao nhiêu tuổi?
MC Thanh Bình:Những người thuộc thế hệ 8x như em được học tiếng Anh bắt đầu từ cấp 2...
Thầy Quốc Hùng, MA: Cấp 2 chị bắt đầu học và có thấy muộn không? Chị vẫn học chuyên và đỗ đại học trong đó có môn tiếng Anh.
Và vào đại học chị vẫn có thể học để trở thành một cô giáo chẳng hạn. Nhiều khi chúng ta đòi hỏi trẻ con học sớm ngôn ngữ nhưng không hẳn như vậy là tốt.
Những người làm nghiên cứu như tôi biết rõ rằng trẻ con giỏi ở khả năng bắt chước nhưng khả năng ấy nhìn ở mức độ hôm nay con bắt chước được ngày mai lại quên.
Cho nên đó không phải năng lực hay năng khiếu để chúng ta phải đào tạo tiếng Anh cho con từ quá sớm. Không phải là không có lý do nền giáo dục quốc gia đặt tiếng Anh bắt đầu học từ lớp 3.
Bộ không quản mầm non, lớp 1, lớp 2 có học tiếng Anh là do các trường tự làm.
Trẻ con phức tạp mà phải những người làm mới thấy hết được. Nếu tôi trả lời bây giờ hết sức dài dòng nhưng những công trình nghiên cứu của nước ngoài nói rất rõ thế nào là học, thế nào là tiếp cận tiếng Anh nhưng không phải là học.
Điều này ở Việt Nam bây giờ đang lẫn lộn. Vì thế việc trẻ con bị bắt học tiếng Anh quá sớm tôi thấy bất cập và không hiệu quả.
MC Thanh Bình: Có ý kiến cho rằng, học tiếng Anh với người nước ngoài, người bản ngữ tốt hơn với người Việt, thầy nói gì về điều này?
Thầy Quốc Hùng, MA: Điều đó có mặt đúng và mặt không đúng.
Nếu giao tiếp bình thường với người bản ngữ rất tốt nhưng cũng phải có ý thức giao tiếp, nghĩa là trong quá trình nghe người ta nói cũng phải rút kinh nghiệm như câu nói này đáng ra mình nói như này nhưng người Anh lại nói thế kia.
Hiện nay mọi người nghĩ hơi sai lệch là cứ học với Tây sẽ tốt, không phải đâu vì không phải bất cứ người nào lên lớp là dạy được đâu, phải có đào tạo sư phạm 4,5 năm về tiếng Việt mới dạy được.
Nếu là thầy Tây nên học còn không phải thầy không nên học.
Nhiều giáo viên người Việt còn giỏi hơn Tây nhiều.
Tất nhiên nói mình không bằng người ta nhưng kinh nghiệm thực tế tôi thấy nhiều người Việt được đào tạo phương pháp giảng dạy dạy tiếng Anh hiệu quả còn cao hơn người không phải thầy mà lại dạy tiếng Anh.
MC Thanh Bình:Việc học tiếng Anh giao tiếp nghe nói như người Việt học tiếng Việt hay học ngữ pháp trước tốt hơn?
Thầy Quốc Hùng, MA: Việc phân chia kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hay yếu tố ngữ pháp, từ vựng,... là sự phân chia có tính chất giáo dục.
Có ai trong giao tiếp phân chia đây là ngữ pháp, đây là dùng từ với cá nhân tôi dùng tất cả quyện lại với nhau thành quy trình giao tiếp.
Cho nên học theo phương pháp nghe, nói, đọc, viết cuối cùng phải vì sự phát triển của ngôn ngữ cũng như sự phát triển của lứa tuổi.
Chúng ta không thể làm mọi thứ một lúc nên trẻ cấp một nghiện nghe và nói dựa trên đặc thù của trẻ con là bắt chước rất tốt. Hãy để chúng bắt chước để có nền từ đó đi sâu vào đọc và viết.
Đó là quy trình giáo dục chứ không phải quy trình giao tiếp bình thường. Còn việc học ngữ pháp là công cụ giao tiếp thôi chứ không phải là mục đích cuối cùng.
Cho nên bây giờ các trường hay đặt học ngữ pháp vì ngữ pháp không đúng.
MC Thanh Bình: Khi ngồi trên ghế nhà trường em đặc biệt ấn tượng câu nói của thầy: ''Học tiếng Anh giống như học bơi, nếu chúng ta không biết phương pháp không thể bơi xa và bơi đúng được".
Thầy chia sẻ chút kinh nghiệm về việc học và dạy tiếng Anh hiện nay?
Thầy Quốc Hùng, MA: Chị thấy câu nói đó như thế nào?
MC Thanh Bình: Theo em, việc học tiếng Anh bao giờ cũng phải có một chiến lược hoặc hoạch định ngay từ đầu mình phải chọn con đường đi thật đúng.
Thầy Quốc Hùng, MA: Cảm ơn chị, nói về phương pháp cả đời tôi học tập và làm việc trên nền phương pháp giảng dạy và học và trong tất cả công việc hàng ngày của chúng ta thường liên quan đến tính chất kỹ thuật và phương pháp.
Trong học tập đương nhiên phương pháp phải có, nhiều nơi tiếng Anh học không có chất lượng là do học không có phương pháp.
Chúng ta học nghe lại tìm nghe từng câu, từng chữ cái đó là sai mà sai phương pháp như vậy không đạt hiệu quả. Thứ 2 vấn đề chia sẻ kinh nghiệm, tôi rất ngại nói về kinh nghiệm vì người Anh có câu: "Thịt của người này có thể là thuốc độc của người khác" nên tôi không bao giờ đưa kinh nghiệm của mình để khuyên thế này thế khác.
Vấn đề mình chọn được phương pháp đúng, thứ 2 phải kiên trì đều đặn. Nếu nghỉ hàng tháng xong cuối cùng học lại 5,6 tiếng đồng hồ không hiệu quả bằng mỗi ngày học 15, 20’ hay nửa tiếng.
Điểm đặc biệt của ngoại ngữ là sự đều đặn và không có học nước rút vì học sinh bây giờ cứ nghĩ chơi đi đã, luyện thi một khóa luyện nào đó để vượt qua cái này, vượt qua cái khác, điều đó rất khó.
MC Thanh Bình: Một năm học mới lại đến, là người gắn bó với nhiều thế hệ học trò, thầy có thể kể về những ấn tượng, kỷ niệm sâu đậm về tình thầy trò?
Thầy Quốc Hùng, MA: Cuộc đời tôi 35, 40 năm làm nghề giảng dạy nhiều kỷ niệm với học trò.
Như buổi tiễn tôi về hưu, không bao giờ tôi quên được khi học trò đến nhà tôi ngồi nói chuyện tự nhiên, có anh lên đọc một bài thơ, có cô học trò lặng lẽ một góc tưởng cô ấy không thích giao lưu hóa ra cô ấy ngắm tôi và các bạn xung quanh và vẽ bức tranh phác họa.
Hay ví dụ có một anh học trò hơn 10 năm chẳng liên hệ tự nhiên được giải nhất dịch gọi điện nói rằng nhớ đến tôi vì là người dạy anh ấy dịch đầu tiên và muốn mời thầy đi ăn cơm.
Có những tình cảm đơn sơ nhưng rất đậm tình người.
Hay có một cô học sinh lâu lắm chẳng gặp, cô sang Anh công tác sau đó về thì mang những món quà tặng tôi mà đặc biệt là cái gì cũng về nước Anh như gói chè gói trong cờ Anh, một quyển sổ nhỏ ghi chép bìa lá cờ Anh...
Những món quà nhỏ nhưng làm tôi cảm động vì học trò biết sở thich của thầy.
MC Thanh Bình: Xuất hiện trong nhiều chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình và là giảng viên đại học lâu năm nhiều người phong thầy "Người dạy tiếng Anh giỏi nhất Việt Nam", thầy suy nghĩ gì về điều này?
Thầy Quốc Hùng, MA: Cảm ơn mọi người đã cho tôi danh hiệu như vậy và tất nhiên cũng thấy vui.
Nhưng trong đời tôi rất ngại dùng từ nhất bởi mình giỏi sẽ có người giỏi hơn, ngay như phụ nữ mình thấy mình xinh đẹp thế nào cũng có người xinh đẹp hơn.
Thứ 2 những từ như "sao" tôi rất ngại dùng bởi mình cứ nghĩ mình là sao nhưng nhỡ là đom đóm thì sao? Cho nên tôi xin không dùng những từ giỏi nhất mà là giáo viên có kinh nghiệm là được rồi.
Phần 2: Số phận đắng cay của thầy giáo nổi tiếng khắp Việt Nam