Tiết lộ chấn động: F-16 Pakistan vẫn còn nguyên, MiG-21 Ấn Độ chẳng bắn hạ được chiếc nào!

Anh Tú |

Gần đây, khi hoạt động kiểm tra kết thúc và tất cả các máy bay đã có mặt và được kiểm đếm thì giới chức Mỹ khẳng định, Không quân Pakistan chưa mất một chiếc F-16 nào.

Với những thông tin mà các quan chức Mỹ vừa tiết lộ trên Tạp chí Foreign Policy ngày 4/4 thì việc Ấn Độ tuyên bố rằng một trong những phi công chiến đấu của họ đã bắn hạ một máy bay F-16 của Pakistan trong trận giao chiến trên không giữa hai cường quốc hạt nhân hồi tháng 2 dường như không còn đúng nữa.

Theo Foreign Policy, hai quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ am tường sự việc cho biết, thời gian vừa qua, các chuyên viên Mỹ đã đến Pakistan và trực tiếp tham gia kiểm đếm số máy bay F-16 của Islamabad và chẳng thấy thiếu bất kỳ chiếc nào cả!

Phát hiện này hoàn toàn đối lập với những gì mà các quan chức Không quân Ấn Độ tuyên bố chắc nịch rằng chính phi công Abhinandan Varthaman của họ đã bắn rơi một chiến đấu cơ F-16 của Pakistan trước khi máy bay của anh ta bị tên lửa phía Pakistan bắn rơi.

Rất có thể, giữa lúc chiến trận nóng bỏng, phi công Varthaman, khi đó đang lái MiG-21 Bison, đã khóa được F-16 Pakistan và thực sự tin rằng mình đã bắn trúng nó.

Thế nhưng, kết quả kiểm đếm mà đích thân các quan chức Mỹ thực hiện tại Pakistan đã làm sáng tỏ những nghi vấn về tuyên bố của Ấn Độ trong sự vụ này. Giới chức Ấn Độ có lẽ đã không nói đúng sự thực về những gì đã diễn ra hôm đó.

Tiết lộ chấn động: F-16 Pakistan vẫn còn nguyên, MiG-21 Ấn Độ chẳng bắn hạ được chiếc nào! - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 Pakistan. Ảnh: India Today

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan diễn ra ngày 27/2 khi New Delhi nói rằng một phi đội máy bay chiến đấu của Islamabad đã xâm phạm không phận nhằm đáp trả vụ tập kích trước đó của Không quân Ấn Độ.

Trong vụ đối đầu quân sự nghiêm trọng này, phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman bị Quân đội Pakistan bắt giữ nhưng ngày 1/3 đã được trao trả lại cho phía Ấn Độ như một động thái thể hiện "thiện chí hòa bình".

Theo một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, sau khi sự việc xảy ra, Pakistan đã mời Mỹ trực tiếp đến kiểm đếm số máy bay F-16 theo như quy định của hợp đồng mua bán giữa hai nước.

Thông thường, trong các hợp đồng như vậy, Mỹ đòi hỏi bên tiếp nhận nước ngoài phải cho phép giới chức Mỹ thanh sát phương tiện nhằm đảo bảo chúng được kiểm đếm và được bảo vệ tốt.

Tuy nhiên, do căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn đang diễn ra ở mức cao độ nên một số máy bay đã không thể được kiểm tra ngay. Vì vậy, các quan chức Mỹ phải mất tới vài tuần mới kiểm đếm được hết tất cả số máy bay.

Giờ đây, khi công việc kiểm tra kết thúc và "tất cả các máy bay đã có mặt và được kiểm tra" thì giới chức Mỹ khẳng định, Pakistan chưa mất một chiếc F-16 nào.

Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy F-16 Pakistan đã tham gia vào cuộc không chiến với Ấn Độ, bởi nhiều mảnh vỡ của tên lửa không đối không AIM-120 do Mỹ sản xuất đã được tìm thấy ở hiện trường. Trong tất cả các máy bay tham chiến, chỉ duy nhất F-16 mới có thể bắn được vũ khí loại này.

Khi sự việc xảy ra, Ấn Độ đã đề nghị chính phủ Mỹ điều tra xem liệu việc Pakistan sử dụng F-16 để đối phó với Ấn Độ có vi phạm các điều khoản của thỏa thuận mua bán thiết bị quân sự với nước ngoài hay không. Tuy nhiên, quan chức cấp cao Mỹ nói rằng, thỏa thuận này không có bất cứ điều khoản nào giới hạn việc sử dụng F-16.

"Thật quá ngây thơ khi cho rằng chúng ta có thể bán cho Pakistan một số loại vũ khí mà họ lại không sử dụng để tham chiến", quan chức trên lý giải.

Chính phủ Ấn Độ xác nhận một phi công MiG 21 Bison đang bị Pakistan giam giữ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại