Cá mập ở Greenland là loài động vật có xương sống "cao tuổi" nhất trên Trái Đất với tuổi đời có thể lên đến 400 năm.
Các nhà khoa học hiện đang lập bản đồ và phân tích ADN từ các vết cắt nhỏ trên vây của 100 con cá mập ở Greenland. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm ra được yếu tố bí ẩn giải thích lý do tại sao loài cá này có thể sống lâu và giải đáp yếu tố thắc mắc về tuổi thọ của các loài khác nhau, trong đó có cả con người.
Cá mập ở Greenland được công nhận là động vật có xương sống "sống lâu" nhất trên Trái Đất. Ảnh: PA
Phát biểu tại một hội nghị ở Đại học Exeter (Anh), Giáo sư Kim Praebel, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: "Đây là loài động vật có xương sống "sống thọ" nhất trên hành tinh này.
Cùng với các đồng nghiệp ở Đan Mạch, Greenland, Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi đang sắp xếp toàn bộ hệ gen trong nhân tế bào để giúp chúng ta khám phá ra nguyên nhân loài cá mập Greenland không chỉ sống lâu hơn các loài cá mập khác mà còn vượt trội hơn hẳn các động vật có xương sống khác".
Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ của tất cả ADN ty lạp thể của một con cá mập dài gần 5m bằng cách sử dụng loại vật liệu di truyền trông như những viên pin nhỏ xíu nằm trong các tế bào cung cấp năng lượng.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về đặc điểm sinh học của loài cá mập đặc biệt này.
Theo các nhà khoa học, công tác nghiên cứu xương và mô tại Đại học Bắc Cực ở Na Uy thực hiện cũng có thể mang lại những thông tin hữu ích về cách mà biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động đến loài cá này trong một khoảng thời gian dài.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập ADN của 100 con cá mập ở Greenland để phân tích, tìm kiếm gen sống thọ. Ảnh: PA
Ngoài ra, trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm gen "sống lâu" thì nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ hành vi của cá mập 400 tuổi và mối liên hệ đến các thành viên khác của loài sống cách đó hàng trăm km.
Giáo sư Praebel cho biết: "Kể từ khi cá mập Greenland sống hàng trăm năm, chúng cũng có đủ thời gian di cư qua những khoảng cách dài và kết quả phân tích ADN của chúng tôi cho thấy chính xác điều đó.
Hầu hết những con cá mập trong nghiên cứu của chúng tôi đều giống nhau về mặt di truyền với những cá thể cách đó hàng nghìn km".
Nếu phát hiện các gen "sống lâu" thì có thể làm sáng tỏ lý do tại sao hầu của hết các loài động vật có xương sống đều có tuổi thọ giới hạn, và điều gì quyết định tuổi thọ của các loài khác nhau, bao gồm cả con người.
Chúng ta mới chỉ hiểu biết rất hạn chế về những đặc tính sinh học và di truyền của cá mập Greenland – loài cá sống thọ ở vùng nước sâu thuộc Đại Tây Dương từ Canada tới Na Uy và ngoài khơi bờ biển Scotland. Thậm chí, nhiều con "già" đến mức đã sống từ trước khi cuộc cách mạng công nghiệp năm 1750 diễn ra.
Giáo sư Praebel nhận định, cá mập Greenland có thể làm sáng tỏ tác động của con người tới đại dương. Chúng đã tạo nên một số quần thể không nhỏ ở Đại Tây Dương. Điều này hết sức quan trọng, giúp chúng ta có thể phát triển các hành động bảo tồn thích hợp cho những loài cá quan trọng này.
Xem video:
Nguồn: Dailymail, Mirror