Theo Sohu, ngày càng nhiều người trẻ tại Trung Quốc mắc bệnh tuyến giáp. Một trong những nguyên nhân là do con thói quen sinh hoạt không tốt, đặc biệt là chế độ ăn uống chưa phù hợp. Trường hợp của nữ tiếp viên hàng không có biệt danh Lele, 28 tuổi, dưới đây là một ví dụ.
Theo đó, vào một ngày bình thường, Lele đến phòng thay đồ thay quần áo để ra về sau chuyến bay, cô vô tình phát hiện cổ bị sưng. Tuy nhiên, vì không có cảm giác đau, nhức, cô về nhà và nhanh chóng quên đi. Một thời gian sau, cô bắt đầu bị đau họng, sưng cổ, giọng khàn đi, ảnh hưởng đến công việc. Lúc này, nữ tiếp viên hàng không mới tới bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cô mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, bệnh mới ở giai đoạn đầu và vẫn có khả năng chữa trị khỏi, nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh viện, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống.
Cô Lele chia sẻ rằng bản thân rất chú trọng chế độ ăn uống vì tính chất công việc. Để quản lý cơ thể một cách tốt nhất, tránh tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe, làn da, cô gần như tuân thủ chế độ ăn chay suốt nhiều năm qua. Khi cô liệt kê chi tiết các món ăn hằng ngày, thói quen sinh hoạt, bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra 3 loại thực phẩm chay, thường có mặt trong bữa ăn của cô gái này là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp, gồm: Đậu phụ khô, dưa chua, tạo bẹ.
Đậu phụ khô
Đậu phụ khô được bán nhiều ở siêu thị. Đây cũng là món ăn vặt yêu thích của Lele. Tuy nhiên, trong món ăn này thường có một lượng lớn muối và gia vị được thêm vào, tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết, không có lợi cho những người mắc bệnh tuyến giáp, thậm chí làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Hơn nữa, nếu đang mắc bệnh về tuyến giáp thì bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm làm từ đậu nành. Bởi vì đậu phụ làm từ đậu tương, chứa chất isoflavone, cản trở sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Điều này khiến cho tình trạng suy giáp càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc thay thế tuyến giáp như levothyroxine thì nên chú ý đến thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày, vì có thể ngăn cản sự hấp thu tối ưu của thuốc.
Dưa chua
Dưa chua là món ăn chay có hàm lượng chất béo rất thấp, giúp cô giảm cân, giữ dáng hiệu quả.
Song, hàm lượng muối trong dưa chua rất cao. Đồng thời, chất nitrit gây ung thư được tạo ra trong quá trình ướp muối, hay ngâm muối. Tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tuyến giáp bình thường mà còn dễ gây ra ung thư tuyến giáp.
Tảo bẹ
Tảo bẹ là món ăn yêu thích của Lele, đặc biệt là tảo bẹ lạnh. Đây cũng được xem là món ăn giúp điều hòa tuyến giáp vì rất giàu i-ốt (iod). Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) xếp tảo bẹ vào nhóm thực phẩm tự nhiên giàu iod bậc nhất. I-ốt cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp, quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp đều khiến cơ thể hoạt động bất thường, gây nên những bệnh lý nghiêm trọng như bướu giáp, cường giáp, suy giáp…
Tuy nhiên, hàm lượng i-ốt trong tảo bẹ rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều, trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dễ gây ra bệnh tuyến giáp. Thế nên, bác sĩ khuyên cô nên ăn ít hoặc bỏ hẳn tạo bẹ ra khỏi chế độ ăn thường ngày. Thông thường mỗi người trưởng thành cần khoảng 150 mcg - 200 mcg i-ốt/ngày.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra ung thư tuyến giáp như: di truyền, nhiễm phóng xạ, hệ miễn dịch kém,...
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo Lele hạn chếchứ không phải kiêng hoàn toàn. Trong những sản phẩm trên vẫn chứa những thành phần dinh dưỡng cao và cần thiết cho cơ thể. Thế nên, trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tìm hiểu lượng chất cần nạp vào cơ thể, tránh bổ sung thiếu hoặc thừa chất. Nên tránh những thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Ngoài ra, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, đi ngủ sớm, giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa bệnh.
Nguồn: Sohu.