2004 là kỳ AFF Cup đầu tiên áp dụng thể thức đi-về ở vòng knock-out và Singapore là đội tuyển đầu tiên vô địch chung cuộc. Họ đánh bại đối thủ tại chung kết lượt đi (3-1 trước Indonesia).
Chung kết AFF Cup 2007, Singapore tiếp tục lên ngôi sau khi đả bại Thái Lan 2-1 ở lượt đi tại sân nhà với 2 bàn thắng của Alam Shah và Mustafic. Lượt về trên đất Thái Lan , họ cầm chân chủ nhà thành công và bảo vệ chiếc cúp.
“Công thức" chiến thắng ấy được đội tuyển Việt Nam áp dụng tại kỳ AFF Cup 2008. Dù phải đá lượt đi trên sân khách, nhưng ĐT Việt Nam vẫn kiên cường rời Thái Lan với thắng lợi 2-1. Lượt về tại Mỹ Đình là trận hòa 1-1 và nhờ kết quả chung cuộc 3-2, Việt Nam đã có lần đầu tiên chinh phục ĐNÁ.
ĐT Việt Nam đã đánh bại Thái Lan 2-1 ở lượt đi và đăng quang tại AFF Cup 2008
Kế đó, tại AFF Cup 2010, Malaysia cũng nâng cúp sau khi đánh bại Indonesia 3-0 ở lượt đi trên sân nhà dù thua 1-2 ở lượt về. Kịch bản thắng lượt đi và vô địch chung cuộc tiếp tục được Singapore áp dụng thành công ở AFF Cup 2012, Thái Lan ở các kỳ 2014 và 2020.
Trong lịch sử, chỉ có 1 lần đội thắng trận lượt đi không thể lên đỉnh khu vực. Đó là ở AFF Cup 2016, Indonesia đã đánh bại Thái Lan tại lượt đi trên sân nhà với tỷ số 2-1. Nhưng họ thua 0-2 ở lượt về và phải ngậm ngùi nhìn đối thủ đăng quang.
Với tỷ lệ vô địch lên tới 87,5% một khi thắng trận lượt đi (7/8 kỳ), có thể thấy rõ ràng rằng nếu như giành được lợi thế trước, một đội tuyển sẽ mở toang cánh cửa lên đỉnh ĐNÁ. Qua đây, càng tự tin khẳng định ĐT Việt Nam phải đánh bại Thái Lan ở chung kết lượt đi vào tối mai (13/1).