Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu

TS. Terry F. Buss |

Khi quan sát người lao động Việt Nam làm việc trong các tổ chức, có thể thấy nhiều cơ hội cho cải cách. Dường như Việt Nam rất coi trọng hình mẫu quản lý theo lý thuyết Khổng Tử...

Trong những năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, Việt Nam trở nên phần nào tách biệt khỏi tiến trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên sau đó, Việt Nam đã nỗ lực theo kịp toàn cầu hóa, trước hết với cải cách Đổi mới trong thập niên 80, và tiến lên nền kinh tế thị trường trong những năm 1990 - 2000.

Đến nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam đã trở thành lá cờ đầu trong những nền kinh tế ở Đông Nam Á. Trong vài năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 6%, một phần nhờ vào nguồn đầu tư nước ngoài kỷ lục lên đến 15 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam còn sở hữu mức thặng dư thương mại từ 2 đến 3 tỷ đô la Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng ở mức 8%.

Công dân toàn cầu là khái niệm có nghĩa công dân Việt Nam cần chào đón xu hướng toàn cầu hóa nếu muốn hưởng lợi từ sự phát triển vượt bậc của Việt Nam. Để trở thành một công dân toàn cầu, người Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới vẫn cần nỗ lực để duy trì mức tăng trưởng và tiến xa hơn nữa.

Với tư cách là người nước ngoài quan sát Việt Nam, tôi thấy vô vàn cơ hội để chính phủ và các tổ chức xã hội tăng cường hiểu biết cho người dân về khái niệm "công dân toàn cầu".

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 2.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 3.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài có tác động lên nền kinh tế Malaysia. Sức mạnh của đồng đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng đến mức đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam. Công tác sản xuất vải vóc của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến đồng lương của công nhân Mỹ. Cộng đồng người Việt Nam có tác động sâu sắc đến thái độ của người dân nhiều nước đối với Việt Nam. Thông tin về xu hướng thị trường đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư Nhật Bản.

Công dân toàn cầu yêu cầu người Việt Nam coi toàn cầu hóa là một cơ hội, thay vì một mối đe dọa trở thành nạn nhân của nhiều thế lực bên ngoài khó lòng kiểm soát. Ví dụ, khối lượng báo in ở Việt Nam giảm mạnh đã tạo ra vô vàn cơ hội trên môi trường trực tuyến để phục vụ độc giả theo những cách mà báo giấy truyền thống không thể đạt được.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 4.

Những công dân toàn cầu sẽ coi bản thân đang cạnh tranh với các quốc gia khác để giành lấy thị trường và nhiều nguồn tài nguyên. Chính vì vậy, họ phải sử dụng tới những lợi thế sẵn có, đạt hiệu quả và hiệu suất kinh tế cao hơn đối thủ.

Trên tất cả, công dân toàn cầu phải đón nhận sự thay đổi như một kiểu "bình thường mới". Cạnh tranh chắc chắn sẽ mang lại gián đoạn và bất ổn. Từng có thời người Việt trẻ mong chờ những công việc ổn định, lâu dài trong các công ty nhà nước. Giờ đây, họ sẵn sàng thay đổi công việc nhiều lần, khi những cơ hội mới dần thay thế lẫn nhau.

Công dân toàn cầu bắt kịp với thời thế bằng cách tích lũy kiến thức, kỹ năng và khả năng họ cho rằng sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu trong tương lai.

Việt Nam từng tham gia vào chương trình "Đào tạo Công dân Toàn cầu" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc LHQ tổ chức, nhưng chương trình này chỉ bao quát các vấn đề công bằng trong xã hội và vấn đề môi trường. Khái niệm công dân toàn cầu rộng lớn hơn thế rất nhiều.

Mặc dù Việt Nam ghi nhận nỗ lực cải thiện hệ thống đại học đáng kể qua kế hoạch cải cách giáo dục bậc đại học, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh cải cách trong quản lý, giáo trình, giảng viên và nhân viên, một số công việc liên quan đến công dân toàn cầu bao gồm:

Đào tạo doanh nhân, bao gồm tài chính, quản lý khởi nghiệp, thiết kế sản phẩm, marketing và các lĩnh vực liên quan. Có thể phát triển một quỹ để giúp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp startup có tiềm năng.

Đào tạo toàn cầu hóa, bao gồm dòng vận động của thông tin, kiến thức, người di cư, người lao động, vốn đầu tư trong một hệ thống toàn cầu,

Đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm làm việc trong nhiều mạng lưới đan xen và xây dựng nguồn lực từ các mối quan hệ xã hội.

Việt Nam nên cân nhắc việc thành lập các Trung tâm mũi nhọn để tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng vươn đến ngang tầm thế giới, ví dụ như công nghệ thông tin.

Việt Nam nên nỗ lực thu hút các giảng viên đại học giỏi, và đầu tư nguồn tài nguyên cần thiết để có thể cạnh tranh toàn cầu. Giảng viên nên được hỗ trợ tài chính để tham gia các hội thảo quốc tế, và xây dựng quan hệ đối tác với các trường đại học thuộc các nước phát triển.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 6.

Nhiều giảng viên đại học Việt Nam sở hữu rất ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn. Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích các trường đại học tuyển giảng viên có cả kinh nghiệm làm việc lẫn kiến thức hàn lâm trong các lĩnh vực giúp Việt Nam tiến lên toàn cầu hóa.

Việt Nam đã và đang đón nhiều trường đại học đối tác đến từ Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác. 

Các nước này đưa ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên Việt Nam, và đã cải thiện chất lượng đại học Việt Nam thông qua cạnh tranh. Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích môi trường cạnh tranh này.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 7.

Khi quan sát người lao động Việt Nam làm việc trong nhiều tổ chức, có thể thấy nhiều cơ hội cho cải cách. Dường như Việt Nam rất coi trọng hình mẫu quản lý theo lý thuyết Khổng Tử: nhà quản lý yêu cầu người lao động tuân thủ nghiêm khắc, và quản lý quá trình làm việc quá chặt chẽ. Chính vì vậy, nhiều người lao động không cảm thấy muốn gắn bó với công ty của họ.

Không chỉ vậy, người lao động còn không có cơ hội sáng tạo trong công việc. Cách quản lý hiện nay dựa vào việc chia sẻ trách nhiệm công việc, và tăng cường trao đổi qua lại giữa người lao động và quản lý.

Người Việt Nam đề cao gia đình và phối hợp tốt với nhau trong công việc. Nhưng trong môi trường tổ chức, người Việt Nam thường làm việc nhóm không tốt. Các thành viên trong nhóm thường không đóng góp nỗ lực giống nhau, gây ảnh hưởng đến những thành viên khác và cả tổ chức.

Phần lớn công việc hiện tại yêu cầu giao tiếp với khách hàng, người lao động, các tổ chức lớn hoặc bệnh nhân. Việt Nam đã tiến rất xa trong nỗ lực đạt tiêu chuẩn "dịch vụ khách hàng" ngang tầm thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và bán lẻ. Nhưng một số lĩnh vực khác vẫn cần nỗ lực hơn.

Người Việt trẻ sẽ còn có nhiều cơ hội hơn nữa trong xu thế toàn cầu hóa, nhưng để nắm lấy những cơ hội này, họ cần cải thiện kỹ năng phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Nhiều người Việt có bằng cấp đang kiếm tìm công việc ở nước ngoài, nhưng họ chưa biết cách tiếp thị bản thân cho nhà tuyển dụng, đặc biệt là với các công ty đa quốc gia.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 8.

Người Việt Nam đang rất nỗ lực học tiếng nước ngoài để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đặc biệt quan trọng bởi Việt Nam đang nằm giữa nhiều quốc gia nói tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn và Nga. Qua quan sát môi trường đào tạo ngôn ngữ ở Việt Nam, dường như người Việt Nam giỏi kỹ năng đọc, nhưng còn cần nỗ lực hơn về kỹ năng nói và viết.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 9.

Việt Nam cần nâng tầm kỹ năng của cả những giảng viên đang giảng dạy ngoại ngữ. Thêm vào đó, có thể một vài tổ chức vẫn chưa phục vụ tốt nhu cầu của học sinh, và cần cải thiện lĩnh vực này.

Một dự án của chính phủ có hiệu quả đó là "Ngày thứ Sáu chỉ dùng tiếng Anh" tại Malaysia. Quan chức thủ đô Kuala Lumpur phải nói tiếng Anh một ngày trong tuần. Một ví dụ khác là ở Singapore, nơi tiếng Anh là một ngôn ngữ bắt buộc.

Đã có nhiều trường trung học phổ thông ở Việt Nam có chương trình học ngoại ngữ cấp tiến. Học sinh học bằng tiếng Anh, rồi học một ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, Hàn, Trung và nhiều ngoại ngữ châu Âu.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 10.

Việt Nam vẫn còn tương đối khó khăn trong việc cho phép chuyên gia di chuyển giữa các ngành - chính phủ, đại học, tổ chức quốc tế, và doanh nghiệp. Việt Nam nên nới lỏng các quy tắc để cho phép chuyên gia di chuyển dễ dàng giữa nhiều ngành khác nhau.

Điều này cho phép chuyên gia tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng sau mỗi lần chuyển ngành. Như vậy, các tổ chức đều được hưởng lợi từ quá trình trao đổi và khuếch tán kiến thức cũng như cải cách. Công việc của tôi là ví dụ cho điều này - tôi đã di chuyển từ trường đại học đến chính phủ, rồi quay lại trường đại học rồi tới chính phủ liên bang, rồi làm việc cho Ngân hàng Thế giới và lại quay lại trường đại học.

Như vậy, tôi có thể đem những kiến thức và kỹ năng từ trường đại học đóng góp cho chính phủ, và áp dụng kiến thức thực tiễn từ chính phủ quay lại công việc ở trường đại học.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 11.

Hàng triệu người Việt Nam sống ở các quốc gia phát triển, nơi họ đang đóng góp tài trí cho quốc gia đó. Cộng đồng người Việt chính là một nguồn tài nguyên giá trị có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ điều này, và đã bắt đầu khuyến khích cộng đồng người Việt có những đóng góp bước đầu.

Nghiên cứu cho thấy, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đầu tư ngược trở lại Việt Nam thông qua "mạng lưới không chính thức". Những mạng lưới này nâng tầm doanh nghiệp, startup và nguồn tài trợ, và nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư cho các công ty Việt Nam. Mạng lưới còn là đòn bẩy cho kiến thức và đem lại uy tín giúp nhà đầu tư tự tin hơn khi cân nhắc thị trường Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam có thể tham gia vào nỗ lực này bằng cách kết nối công ty nội địa Việt Nam với đối tác thuộc cộng đồng nước ngoài. Thêm vào đó, chính phủ có thể khuyến khích mạng lưới phát triển bằng cách giảm thuế, đưa chính sách có lợi về đất đai và cơ sở hạ tầng, đào tạo người lao động hoặc marketing.

Malaysia sở hữu chương trình kết nối cộng đồng phức tạp nhất. Họ còn tạo ra một đơn vị - Talent Corp - để làm việc với người Malaysia ở nước ngoài. Talent Corps cung cấp một danh sách chương trình và chính sách hoàn chỉnh. Doanh nhân nước ngoài đạt chuẩn chỉ phải trả thuế thu nhập là 15%, và thành viên gia đình họ có thể trở thành cư dân Malaysia.

Trong trường hợp không thể thuyết phục các du học sinh trở về, Việt Nam có thể khuyến khích họ giữ liên lạc và kết nối với Việt Nam. Như vậy, sinh viên có thể được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam làm việc hoặc duy trì mối liên hệ với Việt Nam mặc dù họ vẫn ở nước ngoài, tạo ra dòng chảy chất xám quay trở lại Việt Nam.

Tiến sỹ Mỹ: Tôi thấy vô vàn cơ hội để người Việt trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 12.

Chắc chắn sẽ có nhiều người rơi vào thế tụt hậu khi toàn cầu hóa tiến về phía trước, đặc biệt là cư dân vùng sâu vùng xa sống dựa vào nông nghiệp, và những người nghèo khó ở các thành phố lớn.

Chính phủ cần làm việc để cải thiện điều kiện sống cho các nhóm dân cư này, đặc biệt với người già. Nếu không, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn. Việc quảng bá du lịch văn hóa hoặc du lịch xanh tới các cộng đồng người dân tộc hoặc mở rộng làng nghề thủ công chính là ví dụ cho nỗ lực đó.

Tương tự, khi toàn cầu hóa bắt đầu bao trùm lên Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần giúp đỡ người dân thực hiện bước chuyển mình thành công từ cơ hội này tới cơ hội khác. Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kinh ngạc khi lao động ngoại thành bỏ lại nông nghiệp sau lưng, và chuyển sang sản xuất công nghiệp.

Xã hội sẽ khó phát triển nếu chỉ một nhóm nhỏ người dân được hưởng lợi trong khi phần còn lại chịu thua thiệt. Phần lớn những nền kinh tế toàn cầu thành công nhất đều tập trung đầu tư vào đào tạo và tái đào tạo, để toàn xã hội có thể hưởng lợi từ xu thế này.

** Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại