Bạn đã từng mua một chiếc xe hơi, căn nhà hay điện thoại di động và tin rằng tiền có thể mang lại hạnh phúc cho con người? Không! Đó chỉ là những cảm xúc khoái hoạt nhất thời.
Não bộ có phản ứng hóa học chứng minh sự khác biệt giữa niềm vui và hạnh phúc. Tiền có thể mua niềm vui cho bạn nhưng hạnh phúc sẽ bắt nguồn từ yếu tố khác.
Nhiều người có thể sẽ bối rối khi cố gắng phân biệt cảm giác hạnh phúc và vui vẻ. Ngay cả khi tìm kiếm định nghĩa "niềm vui" trên Google, bạn cũng sẽ chỉ nhận được kết quả chung rất khó hiểu được giải thích bằng: "cảm giác hài lòng", "sự vui vẻ" và "hạnh phúc".
Không có một định nghĩa cụ thể nào cho những cảm xúc diễn ra bên trong não bộ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu hormone cho rằng, não bộ của chúng ta nhận định được sự khác biệt linh hoạt giữa khoái lạc nhất thời (do chất dopamine giải phóng) và sự mãn nguyện dài lâu (nhờ sự xuất hiện của chất serotonin).
Đó chính là định nghĩa khác biệt của niềm vui và hạnh phúc.
Chất dopamine là chất dẫn truyền kích thích niềm vui khoái hoạt, còn serotonin là chất dẫn truyền kích thích cảm xúc hạnh phúc lâu dài.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu tin rằng niềm vui có thể đến từ việc đơn giản như tiêu tiền để mua món đồ bạn yêu thích, đáp ứng nhu cầu vật chất của bạn.
Và dopamine chính là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò chủ chốt đối với những trải nghiệm của con người về sự vui thú, hưng phấn, ham muốn và khoái lạc về mọi lĩnh vực cuộc sống.
Nó có thể giúp bạn thể lập kế hoạch, thực hiện và đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng. Thiếu đi dopamine cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn chán và trầm cảm.
Trong não bộ, chất dopamine rất hiếm, chỉ chiếm 0.3% số neurone, được tiết ra từ một trong các vùng nguyên sơ nhất ở đỉnh thân não.
Các nhà nghiên cứu khoa học gọi dopamine là "phân tử động lực" hoặc có thể coi là một chất gây nghiện là tâm trạng con người trở nên vui vẻ trong một khoảng thời gian ngắn, khác với serotonin - yếu tố cốt lỗi của sự hạnh phúc.
Tạp chí Business Insider đã mở cuộc khảo sát và điều việc sử dụng điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con người.
Họ nhận thấy rằng, những ứng dụng giải trí trên điện thoại di động có thể mang lại niềm vui, kích thích sản sinh chất dopamine trong não bộ. Nó cũng lý giải vì sao sử dụng điện thoại di động cũng có thể gây nghiện.
"Nếu bạn nói rằng niềm vui là hạnh phúc. Đó là sự sai lầm", Robert Lustig – giáo sư nội tiết học và tác giả cuốn sách "Xâm nhập não bộ người Mỹ: Nghiên cứu khoa học đằng sau sự tương quan giữa cơ thể và não bộ" khẳng định.
Ông là một trong những nhà tiên phong nghiên cứu tác động của việc tiêu thụ đường tinh luyện đối với trẻ em.
Giáo sư Robert Lustig hiện đang nghiên cứu đề tài công nghệ có tác động như thế nào đến não bộ. Theo ông, công nghệ kích thích chất dẫn truyền dopamine trong não bộ. Bất kì tác nhân nào làm sản sinh ra chất dopamine đều được coi là chất gây nghiện.
Sự tác động của công nghệ đối với não bộ không giống như rượu bia hay ma túy. Bởi vì, công nghệ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe vật lý. Tuy nhiên, nó kích thích giải phóng hormine gây căng thẳng và chất dopamine trong não bộ.
Sơ đồ não bộ cũng chỉ ra rằng dopamine sẽ chạm vào các khu vực khác nhau của não bộ sau đó là serotonin – chất có liên quan chặt chẽ trong việc giảm lo lắng, chống trầm cảm và cảm giác hạnh phúc.
Serotonin là chất lan truyền tín hiệu hạnh phúc ra các vùng khác trong não bộ. Nó va chạm vào ít nhất 14 thụ thể khác nhau.
Các nhà khoa học tin rằng đây là một phần lý do sự hạnh phúc có thể được cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau từ cảm giác vui mừng, tình yêu và mãn nguyện phát sinh trong các tương tác khác nhau của chất serotomin với các thụ thể khác nhau trong não bộ.
Mặt khác, dopamine chỉ tiếp xúc với 5 thụ thể não. Các chất dẫn truyền thần kinh tương tác với những cơ quan cảm thụ để thúc đẩy cảm giác ham muốn và động lực.
Dopamine tham gia điều chỉnh nhiều hoạt động trong não: khen thưởng, động lực, niềm vui và ảo giác lành mạnh. Nhưng vì nó có tính chu kì và chỉ va chạm với 5 thụ thể nên sẽ không bao giờ làm cho chúng ta thực sự hạnh phúc hay hài lòng lâu dài.
Chẳng hạn như, việc sử dụng điện thoại di động hay mạng xã hội đều mang lại cảm xúc vui vẻ nhất thời.
Chúng không phải là xấu nhưng chúng ta luôn mong muốn nhận được nhiều cảm xúc hơn thế. Muốn hạnh phúc hơn, hãy đặt điện thoại, laptop xuống để chia sẻ thời gian và cảm xúc với người khác thay vì liên tục nhìn chằm chằm vào màn hình khiến não bộ mệt mỏi, nhức đầu.