Tiềm năng phát triển thương mại điện tử và kinh tế số từ Hiệp định RCEP

Thanh Xuân |

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Đây là khu vực có dân số đông, quy mô kinh tế và giá trị thương mại lớn.

Với dân số 2,27 tỷ người, RCEP có tổng GDP là 26 nghìn tỷ USD và giá trị thương mại là 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị toàn cầu.

Thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh. Chiếm khoảng 53,3% tổng thương mại toàn cầu. Theo báo cáo của ITC, giá trị của thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng lên tới 285 tỷ USD vào năm 2020, từ 86,2 tỷ USD vào năm 2016, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 34,8%.

RCEP hứa hẹn mang tới tiềm năng thúc đẩy môi trường kinh tế số thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở đường cho sự tăng trưởng mạnh hơn nữa cho các lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán số. Các cam kết của RCEP về hỗ trợ số hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển năng lực, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tăng doanh thu trong lĩnh vực kinh tế số. 

RCEP cũng nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng một môi trường đáng tin cậy cho những người dùng nền tảng số trong khu vực. Chương 12 của Hiệp định RCEP đưa ra các điều khoản bảo vệ người tiêu dùng khỏi những gian lận kỹ thuật số và tạo ra khung pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng sẽ cung cấp một cơ cấu hợp tác chung, mang lại sự chắc chắn hơn cho các doanh nghiệp khi họ xây dựng và điều chỉnh chính sách hoạt động nhằm tuân thủ các cam kết.

Bên cạnh đó, RCEP tạo tiền đề cho việc đối thoại sâu hơn và thống nhất chính sách giữa nước thành viên về các vấn đề quan trọng của nền kinh tế số.

Thông qua RCEP, các doanh nghiệp ở các nước ASEAN và Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh và chính sách tốt để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Bên cạnh đó, bản thân thương mại điện tử xuyên biên giới có tính bao trùm cao. Dù nguồn lực khác nhau, nhưng các doanh nghiệp có thể hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Hiệp định RCEP có hiệu lực, các ngành liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực chắc chắn sẽ có không gian phát triển rộng hơn.

Tuy nhiên, thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải đó là những hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hậu cần và thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn cũng là rào cản đối với thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều đã có chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số nhưng việc thực thi sẽ cần thời gian dài để người tiêu dùng thay đổi thói quen.

Tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số, trong đó bao gồm nhiều chương trình phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, nhằm tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế số và tận dụng những lợi ích từ những cam kết trong HIệp định thương mại tự do.

Sau khi RCEP có hiệu lực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành  Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP, trong đó chú trọng vào cải thiện khung khổ pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và phổ biến thông tin, kiến thức về Hiệp định. Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, báo cáo nghiên cứu về cam kết thương mại điện tử trong RCEP đã được thực hiện. 

Bên cạnh đó, hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm thông tin để ứng dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả trong bối cảnh Hiệp định RCEP đã có hiệu lực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại