Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga vừa hạ cánh xuống Syria, Ấn Độ lập tức tỏ thái độ gì?

Bảo Lam |

Nga bất ngờ phủ nhận tất cả "những nghi ngờ về tính xác thực của việc tiêm kích tàng hình Su-57 tồn tại" khi cử một vài chiếc tới Syria để "thử nghiệm chiến đấu thêm".

Ấn Độ thất vọng

Tại sao Lực lượng không quân Ấn Độ lại bày tỏ sự "thất vọng" liên quan tới việc Su-57 không tương xứng với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5?

Dường như có mối liên hệ nào đó giữa tuyên bố trên của giới quân sự Ấn Độ và thông tin đăng tải của hãng thông tấn Reuters về việc quốc gia này thông báo mở gói thầu mua hơn 100 chiếc máy bay tiêm kích?

Và thêm nữa, các chuyên gia có lẽ sẽ phải rõ hơn về việc tiêm kích tàng hình Su-57 có phù hợp với thế hệ thứ 5 hay không? Tuy nhiên, khi xem xét lại, tất cả không hề đơn giản như vậy và cũng không nhất quán.

Trước tiên, cần phải nói rằng câu chuyện liên quan tới thế hệ tiêm kích được người Mỹ nghĩ ra để làm căn cứ mua sắm các loại máy bay mới trong bối cảnh với những tính năng chưa chứng tỏ được thế mạnh của chúng.

Khi trận không chiến được thực hiện ở khoảng cách gần thì vấn đề kẻ nào tốt hơn có thể được xác định bằng các dữ liệu ghi lại từ camera gắn kèm theo pháo trang bị trên máy bay.

Khi chiếc máy bay bắn hạ được mục tiêu ở khoảng cách lên tới 30-40km theo lệnh của trạm radar bay và nhờ máy bay khác định vị mục tiêu, hoặc hoàn toàn từ mặt đất (từ mặt biển) thì sẽ gặp phải những khó khăn trong việc xác định khả năng thực sự của các máy bay tiêm kích.

Người Mỹ chọc gậy bánh xe?

Các chuyên gia nghiên cứu thị hiếu của các tập đoàn vũ khí Mỹ đã đề xuất đưa tất cả về những chỉ số mang tính hình thức. Lấy ví dụ, nếu có thể bay với vận tốc siêu thanh và có thể điều khiển vectơ lực đẩy có nghĩa là thế hệ thứ 5, không thể là thế hệ thứ 4.

Còn việc F-35 "thế hệ thứ 5" thất bại trong các trận không chiến với những máy bay "thế hệ 4+" của Nga lại không hề được người Mỹ nhắc tới.

Lực lượng Không quân Ấn Độ hiện đang sở hữu khoảng 226 chiếc MiG-21 và 124 chiếc MiG-27 các phiên bản mà thời hạn vận hành sẽ kết thúc vào năm 2019-2020. Ban đầu họ định thay thế bằng máy bay tiêm kích Tejas một động cơ do Ấn Độ bắt tay vào tự chế tạo từ đầu thập niên 80 nhưng thất bại. Cho đến nay họ vẫn chưa hoàn thành được nó.

Những nỗ lực tái trang bị cho các máy bay MiG những động cơ GE-404 và GE-414 dành cho máy bay Tejas cũng mang lại kết quả không như mong muốn. Họ cũng cố gắng chế tạo cả động cơ theo đề án Kavery nhưng kết quả không có gì khác.

Cuồi cùng, từ năm 2000 Ấn Độ đã lên kế hoạch tổ chức mở thầu mua các máy bay nước ngoài. Gói thầu kéo dài 16 năm MMRCA đã chấm dứt bằng một vụ bê bối.

Thay vì 126 cỗ máy Mirage 2000 "thắng thầu" ngay từ đầu (có sự tham gia thầu của Typhoon, SAAB JAS-39 Gripen, F-16 và F/A-18E/F, và MiG-35 của Nga), bản hợp đồng mua 36 chiếc Rafale được ký kết, nhưng sau này người ta phát hiện ra rằng đó là cỗ máy đắt nhất trong số các máy bay tham gia thầu.

Bản hợp đồng cũng không giải quyết được vấn đề nâng cấp kho máy bay, và khiến cho người Ấn Độ phải triển khai một gói thầu mới với tổng giá trị lên tới hơn 15 tỷ đôla.

Tiếp sau đó là sự can thiệp của các yếu tố chính trị. Một mặt Ấn Độ là thị trường tiêu thụ truyền thống và lớn nhất các vũ khí của Nga. Trong số 20 đơn vị máy bay tiêm kích thì có tới 18 đơn vị được trang bị những máy bay Liên Xô/Nga.

14 trong số 18 phi đội tiêm kích-ném bom cũng sở hữu các máy bay Nga. Thêm nữa, trong 15 năm trở lại đây, Nga tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, đối thủ địa chính trị chính của Dehli và cũng là kẻ ủng hộ chính đối thủ không đội trời chung của Ấn Độ trong khu vực – Pakistan.

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga vừa hạ cánh xuống Syria, Ấn Độ lập tức tỏ thái độ gì? - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.

Điều nay làm suy yếu đáng kể vị thế của các nhóm thân Nga và gia tăng vị thế của các nhóm thân Mỹ trên chính trường Ấn Độ. Sau câu chuyện liên quan tới máy bay Rafale, Châu Âu không còn được coi là đối trọng mang tính bản lề trước Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ cũng tăng cường thắt chặt mối quan hệ với Dehli với hi vọng thiết lập đối trọng với Bắc Kinh và Moscow, nếu không phải tại khu vực Đông Nam Á thì cũng tại khu vực Ấn Độ Dương.

Thậm chí Mỹ còn hứa trong trường hợp F-16 của tập đoàn Lockheed Martin trúng thầu, sẽ chuyển giao toàn bộ dây chuyền sản xuất các cỗ máy này cho Ấn Độ và biến quốc gia này thành nơi duy nhất cung cấp F-16 trên thế giới, giúp Ấn Độ kiếm được nhiều lợi nhuận.

Và đúng lúc đó, Nga bất ngờ phủ nhận tất cả "những nghi ngờ về tính xác thực của việc tiêm kích tàng hình Su-57 tồn tại" khi cử một vài chiếc tới Syria để "thử nghiệm chiến đấu thêm".

Có nên ngạc nhiên trước "sự thất vọng" chóng vánh của Bộ tư lệnh Không quân Ấn Độ "vì tiêm kích tàng hình Su-57 không phù hợp tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ 5" hay không? Dường như chỉ duy nhất F-35 "đáp ứng" với các điều kiện của gói thầu mới mà thôi.

Không quân Nga tăng cường tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại