Để triển khai các chiến sự ở vùng núi cao, những máy bay tiêm kích MiG-29 thế hệ thứ 4, mà Ấn Độ hiện đang sở hữu 170 chiếc (45 chiếc trong biên chế Hạm đội hải quân), được đánh giá là khá phù hợp.
Những cỗ máy này vẫn đang được nhiều nước ưa chuộng và được xuất khẩu từ thập niên 80 vì các phẩm chất xuất chúng của mình. Vào năm 2011, Nga bắt đầu triển khai nâng cấp các tiêm kích này cho Không quân Ấn Độ lên chuẩn MiG-29UPG.
Những chiếc máy bay đã được lắp động cơ, hệ thống radar, hệ thống dẫn đường mới, bổ sung thêm khả năng tiếp nhiên liệu trên không và mở rộng danh mục các loại bom và tên lửa.
Tiêm kích MiG-29 trong biên chế Không quân Ấn Độ.
Bởi vậy, hôm 02/7/2020, Ấn Độ đã cấp tập đặt hàng của Nga 21 chiếc MiG-29 nâng cấp với tổng giá trị 1 tỷ USD. Ngoài ra, thêm 1,35 tỷ USD nữa được Dehli bỏ ra để mua của Moscow 12 chiếc tiêm kích Su-30MKI. Hiện Ấn Độ đang sở hữu 250 chiếc tiêm kích loại này.
Trung Quốc tạm thời chưa triển khai những cỗ máy chiến đấu tối tân J-20 gần biên giới Ấn Độ, Bắc Kinh chỉ giới hạn bằng việc đưa tới đây các tiêm kích J-16 mà nước này sao chép dựa trên tiêm kích Su-30MKK do Nga cung cấp trước đây.
Chúng dược phía Trung Quốc đánh giá vượt trội so với MiG-29UPG và Su-30MKI về các tính năng kỹ-chiến thuật và vận hành, cho nên người Ấn Độ đang rơi vào tình thế khó khăn.
Hiện nay, Ấn Độ cảm thấy rất cần các máy bay thế hệ mới, và dường như tiêm kích MiG-35 khá phù hợp với vai trò này.
MiG-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ với nhiều điểm vượt trội, được ứng dụng những phát minh mới nhất để có thể giúp xoá đi khoảng cách tụt hậu về công nghệ so với Trung Quốc.
MiG-35 được đánh giá là chiếc tiêm kích hạng nhẹ tiên tiến và duy nhất trên thế giới, với các hệ thống tác chiến điện tử tích hợp công suất mạnh, và cả những động cơ với vector lực đẩy thay đổi.
Chi phí vận hành thấp và kho vũ khí phong phú của nó vượt trội so với chiếc máy bay tiêm kích J-16 của Trung Quốc. Nó rất lý tưởng để triển khai và hành động trong điều kiện vùng núi cao.
Máy bay tiêm kích J-16 của Trung Quốc
Đối với Ấn Độ, đó sẽ là khoản đầu tư có lợi, căn cứ vào tầm quan trọng của khu vực giáp biên. Ngoài ra, Moscow sẵn sàng giúp đỡ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất theo giấy phép tiêm kích MiG-35 ngay trên lãnh thổ Ấn Độ.
Rõ ràng Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội này như là một "mũi tên trúng 2 đích", vừa có máy bay tiêm kích mới đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt do CNQP trong nước chủ động chế tạo, vừa tiếp cận được những công nghệ tối tân phục vụ cho các dự án khác của riêng mình.