Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 1 động cơ – Lựa chọn nào cho VN?

GTS |

Tiêm kích đánh chặn MiG-21 nghỉ hưu, Không quân Việt Nam sẽ mua máy bay mới thay thế, nhưng lựa chọn loại nào là vấn đề khá đau đầu. Tiêm kích hạng nhẹ hay hạng nặng?

Tiêm kích hạng nhẹ có nhiều ưu điểm...

Hiện nay, khi sức mạnh và truyền thông đề cập quá nhiều đến các dòng máy bay tiêm kích 2 động cơ hạng nặng làm nhiệm vụ tiền tuyến, người ta quên mất rằng muốn tiền tuyến mạnh thì hậu phương phải vững chắc.

Và nhiệm vụ bảo vệ hậu cứ lâu nay vẫn được giao cho các dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ cho tới khi tư duy chiến tranh của 1 số nước có thay đổi khi sinh ra 1 số loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ/trung có 2 động cơ.

Lịch sử phát triển của máy bay tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ được khai sinh từ thuở bình minh của máy bay quân sự.

Ban đầu, người ta không dùng từ “Tiêm kích” cho máy bay, mãi cho tới thập niên đầu của thế kỉ 20 người ta mới dùng từ “Tiêm kích” để chỉ những máy bay chiến đấu trong không quân, có nhiệm vụ chiến đấu chống lại không quân đối phương.

Nhiệm vụ chính xuyên suốt lịch sử phát triển máy bay tiêm kích giai đoạn này là không chiến và chiếm ưu thế trên không.

Vì các đặc điểm yêu cầu đặc thù cho nhiệm vụ không chiến, nên thiết kế của máy bay tiêm kích đòi hỏi phải có các tính năng: thiết kế nhỏ gọn, cơ động tốt, tốc độ cao, khả năng thao diễn tốt, trang bị vũ khí mạnh.

Từ sau chiến tranh Thế giới lần 2, thì máy bay tiêm kích trở thành thành phần tối quan trọng trong không quân các nước.

Dù có những lợi thế, nhưng những máy bay tiêm kích phản lực thế hệ đầu tiên còn nhiều khuyết điểm và còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện, đặc biệt là trong những năm đầu hoạt động.

Độ tin cậy còn kém nhiều chiếc bị hư chỉ sau vài giờ bay, động cơ yếu dễ hư hỏng và kềnh càng, công suất còn nhỏ. Những sáng kiến như cánh xuôi, ghế phóng, và phần đuôi điều khiển đã được đưa vào áp dụng trên máy bay trong thời kỳ này.

Nhu cầu về sử dụng máy bay tiêm kích phản lực trở nên rõ ràng vào đầu Chiến tranh Triều Tiên khi máy bay phản lực Trung Quốc ( Mikoyan-Gurevich MiG-15) thực hiện và hoàn thành nhanh chóng công việc của máy bay cánh quạt thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

F-86 Sabre là câu trả lời của Mỹ đối với các máy bay phản lực của Trung Quốc. Thuật ngữ “máy bay tiêm kích đánh chặn” chính thức được ra đời trong giai đoạn 1953-1960.

Khi việc đưa vào sử dụng tên lửa điều khiển như AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow, Kaliningrad K-5, Vympel K-13... đã chuyển không chiến từ tầm gần sang thành không chiến ngoài tầm nhìn của phi công.

Tuy nhiên việc phát triển các chiến thuật trong hỗn chiến trong tầm nhìn phi công vẫn là cần thiết, cần phải có sự tiêu chuẩn hóa radar để phát hiện theo dõi mục tiêu.

Những công trình sư thiết kế đã thử nghiệm rất nhiều những sáng kiến trong hàng không, như cánh xuôi , cánh tam giác, cánh cụp cánh xòe, và thân máy bay áp dụng luật diện tích, khả năng chứa xăng cũng tăng lên nhờ những sáng tạo cấu trúc bình chứa.

Những chiếc máy bay sử dụng cánh xuôi đã trở thành máy bay lần đầu tiên phá vỡ được bức tường âm thanh.

Thời kỳ này với sự phát triển mạnh của vũ khí tên lửa rất hiệu quả và gọn nhẹ, hiệu quả không chiến không còn phụ thuộc quá nhiều vào các đặc tính cơ động của máy bay.

Những máy bay tiêm kích đã được chuyên môn hóa riêng biệt tùy nhiệm vụ như máy bay tiêm kích ném bom (F-105 và Sukhoi Su-7), nó vừa có thể tấn công mặt đất như máy bay tấn công, vừa có thể không chiến.

Xu hướng này đến nay vẫn là chủ đạo trong không quân tiêm kích của các cường quốc quân sự thế giới.

Đồng thời với sự ra đời của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay và bom hạt nhân xuất hiện yêu cầu phải có loại tiêm kích chuyên biệt đánh chặn từ xa không cho phép xuất hiện vũ khí hạt nhân tại khu vực được bảo vệ.

Đó là xu hướng phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn từ xa mà đi đầu trong hướng này là không quân Xô Viết.

Máy bay tiêm kích đánh chặn (tiếng Anh: Fighter-interceptor, tiếng Nga: Истребитель – перехватчик) là loại máy bay tiêm kích tầm xa mang tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt các máy bay và tên lửa của đối phương từ rất xa ngoài khu vực bảo vệ.

Các máy bay này trang bị các hệ thống radar và tên lửa rất hiện đại có tầm bay rất xa và tốc độ rất cao nhưng vì tiêu diệt mục tiêu bằng phóng tên lửa tầm xa nên không đòi hỏi tính cơ động tốt.

Ở thời kỳ này các máy bay điển hình loại này là Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Liên Xô, English Electric Lightning của Anh và F-104 Starfighter của Mỹ.


Tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam.

Tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến những năm 1960-1970, khi tư duy trong việc xây dựng lực lượng không quân của các nước có sự thay đổi.

Mà tiêu biểu là cuộc chạy đua vũ trang thời chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, cho thấy nhiều yêu cầu được đặt ra hơn với máy bay tiêm kích nói chung và tiêm kích đánh chặn nói riêng.

Đó là việc đảm bảo giữa bảo vệ cứ điểm hậu phương 1 cách chắc chắn nhưng không tốn quá nhiều chi phí với việc tiến công tầm xa.

Từ đó sinh ra 1 cặp máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 1 động cơ và 1 máy bay tiêm kích hạng nặng tầm xa như cặp máy bay F-16/F-15 của Mỹ, và tiêm kích đánh chặn tầm gần/tiêm kích tiến công tầm xa của Liên Xô là MiG-29/Su-27.

Sự phân hóa nhiệm vụ ngày càng rõ rệt giữa máy bay tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ và người anh em “lớn xác” máy bay tiêm kích hạng nặng 2 động cơ của nó khiến cho các nhà thiết kế bắt buộc cho ra các máy bay tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ ngày càng hiện đại hơn.

Tuy nhiên, việc sản xuất các máy bay tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ chỉ diễn ra ở Mỹ, phương Tây và 1 số nước nâng cấp các biến thể từ MiG-21 huyền thoại. Còn Liên Xô chọn con đường dùng cùng lúc 1 cặp máy bay hạng trung/hạng nặng 2 động cơ.

Mà tiêu biểu ở giai đoạn 1970 - hiện nay, là các máy bay Mirane-2000 (Pháp), IAI Kfir (Israel), Mitsubishi F-2 (Nhật Bản), Jas-37/Jas-39 (Thụy Điển), Panavia Tornado (Anh, Đức, Ý).

Tuy nhiên, đặc điểm chung của thiết kế các máy bay này chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ MiG-21. Đó là cặp cánh dạng tam giác, thích hợp cho việc bay với vận tốc lớn ở độ cao lớn.


Tiêm kích JAS-39

Tiêm kích JAS-39

... nhưng cũng có những điểm yếu chết người

Cánh dạng tam giác, phù hợp với tư duy phát triển máy bay tiêm kích giai đoạn 1950-1960 nhưng lại bộc lộ nhiều điểm yếu về tính cơ động quần vòng khi không chiến và tính ổn định khi mang tải nặng ở độ cao thấp với trình độ kĩ thuật hiện nay.

Khi mà các vũ khí phục vụ cho việc không chiến ngay càng phát triển, nhưng thiết kế khí động học dường như lại bị dậm chân tại chỗ không có bất cứ bước tiến nào đáng kể ngoài cánh mũi so với thiết kế cánh tam giác thời kì MiG-21.

Do đó tính năng thao diễn và tác chiến quần vòng trong không chiến tầm gần của các máy bay này bị hạn chế, ảnh hưởng rất lớn với tính năng chiến đấu của 1 máy bay tiêm kích đánh chặn.

Liệu rằng máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 1 động cơ sẽ giữ nguyên những thiết kế không tương xứng với trình độ phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay để tiếp tục tung cánh trên bầu trời, hay sẽ trở lại với thời kì huy hoàng của nó khi có đột phá về thiết kế.

Hay sẽ kết thúc như huyền thoại MiG-21 để nhường chỗ cho thế hệ tiêm kích đánh chặn mang 2 động cơ, nhưng những gì nền công nghiệp hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới như Liên Xô – Nga đã làm.

Hiện nay hãng MiG đã có một vài phương án thiết kế cho máy bay tàng hình thế hệ 5 một động cơ LMFS, nhưng có vẻ như cả Bộ Quốc phòng Nga cũng như những khách hàng tiềm năng chẳng mấy mặn mà.

Chưa biết bao giờ thì mẫu thiết kế này mới thành hình, bay thử trong khi như cầu hiện đại hóa của Không quân Việt Nam đang khá cấp thiết, có lẽ sẽ sớm có quyết định loại máy bay nào sẽ được mua sắm trong thời gian tới.

JAS-39 dù là loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ dù có một số điểm yếu nhất định, nhưng cũng đang là ứng viên sáng giá bên cạnh những tiêm kích hạng nặng của Nga và phương Tây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại