Được phát triển bởi McDonnell Douglas các biến thể hai chỗ ngồi F/A-18 E /F Super Hornet (Siêu ong bắp cày) lớn hơn và tiên tiến hơn so với F/A-18C/D Hornet (hay còn gọi là Legacy Hornet - Ong bắp cày di sản).
Legacy Hornet và Super Hornet có nhiều đặc điểm chung, bao gồm hệ thống điện tử hàng không, ghế phóng, radar, vũ khí, phần mềm máy tính quản lý thực thi nhiệm vụ và quy trình bảo trì/vận hành.
Super Hornet phần lớn là những máy bay mới sản xuất với trọng lượng lớn hơn khoảng 20%, trọng lượng rỗng nặng hơn 3.200 kg và trọng lượng tối đa nặng hơn 6.800 kg so với Legacy Hornet. Điểm dễ phân biệt nhất là Super Hornet có cửa lấy gió hình hộp.
Super Hornet được thiết kế để có thể chứa thêm 33% nhiên liệu, giúp tăng phạm vi thực hiện nhiệm vụ lên 41% và độ bền bay tăng 50% so với Legacy Hornet.
Vì Super Hornet có thân mới, lớn hơn 25% và nặng hơn đáng kể so với Legacy Hornet, hệ thống phóng và thu hồi (cáp hãm đà) trên tàu sân bay cũng khác nhau.
F/A-18 Hornet có giá từ 30-50 triệu USD tùy theo phiên bản. Còn F/A-18 Super Hornet có giá vào khoảng 80 triệu USD (thời giá 2013).
Để hỗ trợ các hoạt động an toàn bay và ngăn nhầm lẫn khi đàm thoại vô tuyến, Super Hornet được gọi một cách không chính thức là Rhino (Tê giác) để phân biệt với Hornet trước đó.
Biệt danh Rhino trước đây đã được áp dụng cho McDonnell Douglas F-4 Phantom II, bị Mỹ rút khỏi trang bị vào năm 1987.
Super Hornet được thiết kế để được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (ARS) cho các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu, điều mà Legacy Hornet không có (Ảnh: Một chiếc F/A-18 Super Hornet tiếp dầu cho một chiếc F/A-18 Hornet).
Khả năng tiếp dầu của F/A-18 Super Hornet đã "lấp chỗ trống" chiến thuật mà Hải quân Hoa Kỳ đã mất khi loại biên các máy bay tiếp dầu KA-6D Intruder và Lockheed S-3B Viking.
F/A-18E Super Hornet bắn hạ một chiếc Su-22 của Syria vào năm 2018