Tiêm kích Anh biến tàu hàng thành hàng không mẫu hạm

Đan Nguyên |

Trong cuộc tập trận của NATO diễn ra ngày 6/5/1983, chiếc Sea Harrier của Anh đã mất phương hướng và buộc phải hạ cánh xuống tàu hàng của Tây Ban Nha để thoát hiểm.

Tàu sân bay bất đắc dĩ

Theo tạp chí Air & Space, trong cuộc tập trận Thiếu úy Ian Soapy Watson lái chiếc Sea Harrier đã phải hạ cánh khẩn xuống tàu chở hàng Alraigo của Tây Ban Nha ở ngoài khơi Bồ Đào Nha.

Tham gia cuộc tập trận, Watson được giao nhiệm vụ lái chiếc tiêm kích hạm Sea Harrier số hiệu ZA-176 cất cánh từ tàu sân bay HMS Illustrious. Cùng với phi đội bay của Watson trong cuộc tập trận còn có một phi công chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của Anh.

Theo kịch bản của cuộc tập trận, nhiệm vụ của biên đội Sea Harrier trong cuộc tập trận là tìm kiếm tàu sân bay Pháp. Để tránh bị phát hiện, phi công đã bay ở độ cao thấp và tắt hầu hết các phương tiện thông tin liên lạc.

 Tiêm kích Anh biến tàu hàng thành hàng không mẫu hạm  - Ảnh 1.

Tàu hàng Tây Ban Nha thành tàu sân bay bất đắc dĩ

Sau khi tiếp cận đến khu vực đã định và đội hình được tách để độc lập tìm kiếm tàu chiến Pháp. Tuy nhiên, chỉ sau một lúc sau tách tốp, phi công chỉ huy mất dấu chiếc tiêm kích do Watson điều khiển. Ngay khi tình huống xảy ra, phi chỉ huy nhận định hệ thống định vị của Watson đã bị sai lệch.

Đây là sự cố thường gặp trên biển, nhưng do Watson mới thực hiện 3 chuyến bay trên tàu HMS Illustrious nên không hề có kinh nghiệm khắc phục. Điểm mốc của chiếc Sea Harrier cũng bị sai lệch, khiến Watson không thể tìm đến điểm tập kết để trở về tàu sân bay.

Phi công chỉ huy đã cố gắng tìm kiếm và chờ đợi Watson, nhưng nhiên liệu gần cạn buộc người này phải trở về tàu mẹ. Trong khi đó, về phần Watson, do không tìm thấy địa điểm tập kết bằng hệ thống định vị, phi công này phải dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính để tìm đường trở về HMS Illustrious nhưng không nhận được phản hồi nào của tàu Anh.

Trong tình huống nguy cấp này, do nắm được tuyến hàng hải ngoài khơi Bồ Đào Nha, Watson chuyển hướng bay về phía đông. Khi radar bắt được một mục tiêu, phi công này nhắm về hướng đó để tìm sự giúp đỡ.

Ở khoảng cách 80 km, chiếc Sea Harrier đã gần cạn nhiên liệu, chỉ đủ để bay trong vài phút. Nhìn thấy tàu chở hàng Alraigo ở khoảng cách 19 km, Watson định bay lại gần để thủy thủ đoàn nhìn thấy, sau đó phóng ghế thoát hiểm khỏi máy bay.

Do không có cách liên lạc với Alraigo, Watson thực hiện động tác bay thấp song song thân tàu để thu hút sự chú ý. Trong quá trình này, phi công nhận thấy các thùng container trên tàu Alraigo tạo thành một sàn đáp vừa đủ cho Sea Harrier, tương tự những gì Watson từng được học.

Watson đã lái chiếc Sea Harrier nhẹ nhàng đáp xuống nóc dãy container, nhưng nó bị tuột về phía sau vì trơn trượt, dù Watson đã cố gắng thu càng đáp.

Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân khiến chiếc Sea Harrier do Watson điều khiển nhưng đến nay, nó vẫn chưa một lần được công bố chính thức. Tuy nhiên, mức giá người Anh phải bồi thường cho tàu hàng Tây Ban Nhà lên tới 1,14 triệu USD.

Khả năng ấn tượng

Harrier là loại máy bay trong dòng chiến đấu cơ cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng đa chức năng, loại máy bay này được thiết kế chế tạo vào cuối thế kỷ 20. Hãng British Aerospace đã nối lại dự án chế tạo nâng cấp loại máy bay này vào đầu những năm 1980, và được quản lý bởi Boeing (Mỹ) và BAE Systems (Anh) từ thập niên 1990.

Máy bay Harrier được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay hạng nhẹ, tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn. Các tàu này đều có boong phóng máy bay nhưng chiều dài đường băng ngắn, không có máy phóng.

Vì thế Harrier với kết cấu động lực đặc biệt cho phép chiếc máy bay có thể cất cánh và nhất là hạ cánh thẳng đứng như các máy bay trực thăng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, trên Harrier được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Roycer Pegasus với 4 vòi phun kiểm soát véc tơ (có thể quay đổi chiều) bố trí dọc 2 bên thân máy bay.

Sự sắp xếp này trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống với vòi phun thường nằm ở đuôi. Ngoài 4 vòi phun chính, Harrier còn được trang bị các vòi phun điều hướng cỡ nhỏ ở mũi, đuôi và đầu mút cánh để kiểm soát máy bay ở tốc độ thấp.

Với ưu thế đặc biệt này, cường kích Harrier có thể cất hạ cánh trên các tàu sân bay hạng nhẹ hoặc tàu đổ bộ có sân bay lớn mà không cần hệ thống phóng máy bay hay cáp hãm đà.

Tuy nhiên, Harrier chỉ có khả năng đạt tốc độ bay tối đa 1.083 km/h, bán kính chiến đấu 556 km. Tốc độ thấp khiến Harrier thực sự không phù hợp với nhiệm vụ của tiêm kích đánh chặn, nó chỉ có thể đáp ứng tốt nhất vai trò là máy bay cường kích tấn công mặt đất. Mặc dù là máy bay có thể mang được các vũ khí không đối không tầm ngắn, trung như AIM-9, AIM-120.

Máy bay cường kích Harrier được trang bị pháo 25 mm 5 nòng trong thân và 6 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4,2 tấn vũ khí. 

Trong nhiệm vụ không đối đất/đối hải, Harrier có thể mang được tối đa 6 tên lửa không đối đất AGM-65 hoặc 2 tên lửa chống hạm AGM-84 hoặc 2 tên lửa chống radar AGM-88. Ngoài ra, máy bay có khả năng mang bom chùm CBU-100, bom đa công dụng Mk 80, bom dẫn đường Paveway, JDAM...

Tuy có khả năng cất hạ cánh đặc biệt nhưng chính điều này cũng là nguyên nhân làm mất an toàn máy bay. Harrier được xem có tỷ lệ tai nạn cao nhất của trong các máy bay chiến đấu hiện nay.

Máy bay Sea Harrier đáp xuống tàu hàng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại