Cái tát của người thầy khiến học trò phải sửng sốt
Ngày xưa, có một thầy tu đi khắp nơi ở Ấn Độ, dẫn theo một môn đồ. Người này thường đi phía sau, cách vị thầy tu vài mét.
Một hôm, họ đang đi trên đường thì gặp vài cậu thanh niên mới lớn rất xấc xược. Chúng bắt đầu chế giễu, trêu chọc, thậm chí ném đá vào người học trò. Cả vị thầy tu và môn đồ đều không có phản ứng gì, và sự việc cứ thế tiếp diễn trên một quãng đường dài.
Hai thầy trò đang đi thì bỗng dưng gặp một đám thanh niên côn đồ quấy nhiễu. (Ảnh minh họa: Internet)
Khi họ đi tới một dòng sông, thầy trò họ lên thuyền, những tưởng mọi chuyện sẽ kết thúc. Nào ngờ, mấy cậu thanh niên kia vẫn chưa bỏ cuộc, cũng lên một con thuyền và tiếp tục sỉ nhục người học trò.
Không may, khi đến giữa dòng nước xiết, chiếc thuyền chở theo những kẻ côn đồ xấu tính đã bị lật úp.
Người học trò chưa có phản ứng gì thì vị thầy tu bỗng giơ tay tát mạnh vào mặt học trò của mình, khiến cho những người có mặt đều cảm thấy kinh ngạc và thấy thật bất công cho anh ta, và cảm thấy thầy của anh ta đúng là một người hà khắc.
Chiếc thuyền chở những kẻ xấc xược bỗng dưng bị lật úp. (Ảnh minh họa: Internet)
Trước hành động của thầy, người học trò vô cùng sững sờ. Anh ta đâu có nói lại lời nào trước những lời chế giễu và sỉ nhục của đám thanh niên kia. Anh ta cứ nghĩ mình đã là một môn đồ tốt, vậy mà vẫn bị thầy đánh.
Và lý giải khó ngờ từ người thầy
Hiểu được thắc mắc của trò, người thầy từ tốn giải thích: "Chính là lỗi của trò. Trò phải chịu trách nhiệm cho việc chiếc thuyền của họ bị lật úp. Trò không phản ứng lại lời chế giễu của họ, nên họ đã phải gánh quả báo của chính mình.
Vì trò không phản ứng lại, nên ông trời đã làm việc đó, đã trừng phạt họ theo một cách tệ hại hơn, bởi vì trò không có đủ lòng trắc ẩn để xí xóa những lời chế nhạo của họ.
Trò có thể trách ta đã tát trò, nhưng một phần lý do cũng là vì ta muốn tốt cho trò. Trò không phản ứng lại lời chế giễu của họ, nhưng không thể chắc trong lòng của trò không có chút đắc ý hay hả hê nào khi thấy thuyền của họ bị lật.
Vì thế, nếu ý nghĩ đó len lỏi trong đầu trò thì cái tát này sẽ khiến trò không còn thấy hả hê như thế nữa, giúp trò không bị nghiệp báo trong tương lai".
Nghe những lời giải thích của vị thầy tu, người học trò gật đầu, đã hiểu ra thứ đạo lý mà ông muốn nhắc nhở.
Lời bàn: Câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng những nguyên tắc cơ bản nhất của đạo Phật.
Kẻ làm chuyện xấu, ắt sẽ có ngày gặp quả báo, và nếu nạn nhân của những việc làm xấu đó không phản ứng thì nghiệp chướng kia càng nặng nề và càng sớm trở lại với chủ nhân của chúng.
Bằng cách này hay cách khác, cuộc sống luôn công bằng, con người chỉ cần làm tốt chuyện của mình, không cần phải làm khó dễ nhau, vì trời xanh ắt sẽ tự an bài. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngược lại, nếu ta phản ứng tiêu cực trước những việc xấu kẻ khác gây ra cho ta, hoặc có thái độ hả hê khi họ phải trả giá, thì vô hình trung, ta sẽ bị ảnh hưởng một phần từ nghiệp báo ấy, hay nói cách khác, phúc phần của ta sẽ giảm đi.
Bằng cách này hay cách khác, cuộc sống luôn công bằng, con người chỉ cần làm tốt chuyện của mình, không cần phải làm khó dễ nhau, vì trời xanh ắt sẽ tự an bài.
Ngoài ra, câu chuyện cũng cho thấy không phải lúc nào ta cũng có thể nhìn thấu ngay mọi chuyện và không nên vội phán xét bất kỳ ai hay bất kỳ hành động nào, vì đằng sau sự việc nào cũng là một câu chuyện, một lý do nào đó, chỉ là, ta đã đủ sự thấu hiểu và cảm thông để nhìn ra hay chưa mà thôi.
*Câu chuyện được chia sẻ trên trang web của Sri Sri Ravi Shankar, một lãnh tụ tinh thần nổi tiếng của Ấn Độ.
Theo Wisdom.srisrinavishankar.org