Thước phim siêu hiếm này sẽ chứng minh loài bạch tuộc cũng biết... mơ mộng

J.D |

Một thước phim siêu hiếm cho thấy khả năng nguỵ trang của loài bạch tuộc ở trạng thái vô thức.

Bạch tuộc là một loài sinh vật hết sức "ngầu". Dù có vẻ ngoài không mấy to lớn, chúng vẫn là những sinh vật săn mồi cực kỳ đáng sợ, có thể xử lý cả cá mập. Chưa hết, chúng còn nổi tiếng với khả năng nguỵ trang, khi có thay đổi màu sắc toàn thân sao cho hoàn toàn trùng với màu của môi trường.

CCả năng nguỵ trang của bạch tuộc có khi còn "xịn" hơn cả tắc kè hoa

Theo Sara Stevens, chuyên gia tại vườn thú, thì nhiều khả năng đây là cách bạch tuộc phản ứng với kẻ thù trong mơ của nó.

Nhưng bạn có biết bạch tuộc cũng có thể mơ không? Thực ra, bạch tuộc là một loài vốn rất thông minh, nhưng việc chúng có thể mơ hay không thì khoa học chưa thể khẳng định. Và mới đây, các chuyên gia đã thu được một thước phim có khả năng chứng minh được điều này.

Đoạn video về một con bạch tuộc đang ngủ. Trong lúc ngủ, nó... đổi màu.

Bạch tuộc đổi màu vào lúc ngủ, chứng minh rằng chúng cũng biết nằm mơ

Cụ thể, các chuyên gia từ vườn thú Butterfly Pavilion tại Colorado cho biết con bạch tuộc họ nuôi có thể đổi màu thân từ trắng thành đen lúc ngủ.

Theo Sara Stevens, chuyên gia tại vườn thú, thì nhiều khả năng đây là cách bạch tuộc phản ứng với kẻ thù trong mơ của nó.

"Có chế giúp bạch tuộc đổi màu phù hợp với môi trường vẫn chưa được hiểu cặn kẽ, dù có rất nhiều nghiên cứu về nó rồi," - Stevens chia sẻ.

"Hiện tại, các nghiên cứu chấp nhận rằng tế bào của chúng tự động đổi màu sau cho phù hợp với môi trường. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn hoạt động ngay cả khi chúng đang ngủ."

Thước phim siêu hiếm này sẽ chứng minh loài bạch tuộc cũng biết... mơ mộng - Ảnh 4.
Thước phim siêu hiếm này sẽ chứng minh loài bạch tuộc cũng biết... mơ mộng - Ảnh 5.

Theo Stevens, khả năng nguỵ trang của bạch tuộc nằm ở hàng ngàn tế bào chromatophore - hay còn gọi là tế bào đổi màu nằm ngay dưới da. Chúng hoạt động bằng cách giãn nở, co bóp và đẩy sắc tố lên bề mặt da, và được kích hoạt khi có mối đe dọa từ môi trường.

Bên cạnh các chromatophore, còn 2 loại tế bào nữa: iridophore và leucophore cũng tham gia vào quá trình này. Trong đó iridophore có thể phản chiếu màu lục, lam, bạc và vàng, trong khi leucophore có tác dụng xác định màu sắc nào phù hợp nhất để biến thành.

Dựa trên cả 3 loại tế bào, bạch tuộc có thể thay đổi màu da sau cho phù hợp với hoàn cảnh nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học rất hiếm khi nhìn thấy cảnh chúng thay đổi màu sắc khi đang ngủ, cho đến khi video trên xuất hiện.

Có nghĩa là dù khi ngủ, nếu tiềm thức của chúng cảm nhận được nguy hiểm, chúng vẫn sẽ đổi màu theo đó. Và theo Stevens đặt ra giả thuyết, có khả năng chúng đã mơ, hay đồng nghĩa với việc giấc ngủ của bạch tuộc cũng trải qua giai đoạn REM như con người.

Được biết, bạch tuộc có nhiều hơn 1 bộ não, và các tế bào não của chúng rải rác khắp cơ thể, giúp cho việc điều khiển từng xúc tu được dễ dàng hơn. Chúng cũng nổi tiếng là một giống loài thông minh, với khả năng sử dụng công cụ từ môi trường để phục vụ cuộc sống.

"Bạch tuộc là loài khác biệt so với phần còn lại của nhóm động vật không xương sống. Chúng thông minh, có thể hành động như những đứa trẻ loài người, và khiến cho khoa học cảm thấy thú vị." - Steven chia sẻ.

Tham khảo: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại