Sau đây là những thực phẩm mà người bị Gout nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa kiểm soát tốt hàm lượng acid uric trong máu.
Các thực phẩm từ sữa ít béo
Các thực phẩm từ sữa ít béo giúp tăng đào thải acid uric qua nước tiểu. Ảnh: internet
Nhóm thực phẩm từ sữa ít béo bao gồm sữa tách béo, sữa chua… Những thực phẩm này đã được chứng minh giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu, từ đó làm giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể.
Protein
Người bị Gout nên thay đạm từ thịt heo, bò bằng đạm từ trứng và các loại đậu. Ảnh: internet
Người bị Gout cần thận trọng với protein từ động vật như thịt heo, bò bởi chúng làm tăng acid uric. Nên thay bằng trứng (4 quả/tuần), protein thực vật (các loại đậu) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Rau củ
Các loại rau củ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Rau chân vịt và súp lơ xanh là 2 loại rau được khuyến khích nhiều nhất cho người bị Gout bởi chúng làm giảm lượng acid uric trong máu.
Quả anh đào (cherry)
Cherry rất giàu vitamin C giúp làm giảm acid uric trong máu. Ảnh: internet
Anh đào vốn là loại quả không trồng được ở những vùng khí hậu nóng như Việt Nam, tuy nhiên vẫn có thể thay thế bằng sơ-ri, một loại quả phổ biến hơn.
Anh đào và sơ-ri đều chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học British Columbia (Canada) vừa công bố, vitamin C rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng acid uric trong máu.
Cà phê
Uống 4 tách cà phê một ngày giúp làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh Gout. Ảnh: internet
Không nhiều người biết rằng cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Gout ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu trên 45.869 đàn ông hơn 40 tuổi không có tiền sử bị Gout cho thấy, 1 người uống 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh so với người không uống.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 14.000 đàn ông và phụ nữ từ 20 tuổi trở lên cũng kết luận uống cà phê thường xuyên giúp giảm acid uric trong máu.
Tuy nhiên không nên hấp thụ quá 400 mg caffeine một ngày.