Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Đức - Đại diện Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Hậu Giang trong Hội nghị Tăng cường quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp sáng nay tại TPHCM.
Đại diện Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh đưa ra ý kiến tham luận.
"Nhìn là thấy mà không báo cáo"
“Họ đều biết, không ai xử lý, phải để chúng tôi tự tìm, tự điều tra thấy rồi họ mới vào cuộc. Chúng tôi phải làm bí mật, đi nhỏ lẻ, đi trinh sát từ 1, 2h khuya chứ đi theo kế hoạch, đi cỡ ngựa xem hoa thì không bao giờ bắt được”, Ông Đức cho biết thêm.
Theo ông Đức, thì quản lý thị trường, và thú y là 2 ngành đi theo rất sát, liên quan trực tiếp đến quá trình nuôi, giết mổ. Việc heo, bò bị bơm nước, dùng nhựa thông nhỏ lông vịt,… là chuyện trước mắt, nhìn là thấy nhưng không hiểu vì sao họ không báo cáo.
Ông Đức cũng cho rằng, việc kiểm tra xử lý phải làm đột xuất, chứ không nên làm theo kế hoạch, vì như vậy các cơ sở kinh doanh sẽ có sự đề phòng, rất không hiệu quả.
Ông Trần Ngọc Thanh – Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Đăk Lăk góp ý: “Ở chợ và siêu thị vẫn có khoảng trống cho thực phẩm bẩn vào thì sự xử lý còn chồng chéo giữa Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Công thương.
Nhiều cơ sở sử dụng chất cấm thu lợi nhuận rất lớn, nhưng hiện nay việc xử lý hành chính vi phạm rất thấp, chỉ hơn 1 triệu một cơ sở thì họ không sợ, cần phải khép vào luật hình sự thì mới nghiêm”.
Như một thực phẩm ở ngoài siêu thị thì thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp, nếu thực phẩm đó là thực phẩm bẩn thì trách nhiệm sẽ là Bộ Y tế, nếu như thực phẩm này đi vào siêu thị thì Bộ Công thương xử lý.
Nhưng Bộ Công thương lại không đủ nhân lực và thiết bị để lấy mẫu xét nghiệm vi phạm, việc liên kết ba Bộ đi xử lý thì trong thực tiễn rất khó.
Ngoài chồng chéo quản lý, và những văn bản quy định mới ban hành liên tục cũng gây khó khăn cho việc quản lý thực phẩm
Đại diện của Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Sơn La thì: “Chúng ta đang thực hiện thị trường truyền thống vàng thau lẫn lộn, ở chợ không ai biết thực phẩm nào an toàn, không an toàn.
Cũng theo ông này, việc địa phương hãy để địa phương làm, Bộ đừng làm thay công việc của địa phương, chúng tôi đang làm tốt, cấp trên đưa quy định xuống, chúng tôi phải dẹp bỏ, vậy thì rất khó để quản lý”.
"Người tiêu dùng đang hy vọng vào chúng ta"
Hội nghị nhằm chỉ ra những vấn đề, giải pháp về quản lý, thanh tra và xử lý những cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm.
Hội nghị đề cập đến 3 trọng điểm về VSATTP là tập trung vào thanh tra kiểm tra với chất cấm trong chăn nuôi; Tập trung sản xuất và kết nối thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
Bên cạnh việc tăng cường truyền thông đối với toàn xã hội người tiêu dùng về vi phạm về thực phẩm an toàn.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận – Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc lấy mẫu thử cần làm cho đúng nghĩa, thiết thực chứ không phải mỗi tỉnh chỉ lấy vài ba mẫu rồi tính tỉ lệ cho cả tỉnh đó.
Ông cho biết: “Ai cũng nói thực phẩm hiện nay ăn vào bị ung thư thì không đúng, không phù hợp, điều này chúng ta cần kiểm tra, xác định, không để người tiêu dùng hoang mang ai cũng dùng thùng xốp để tự trồng, tự nuôi”.
THÁNG 7, DÂN SẼ ĐƯỢC ĂN SẠCH?
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, từ đây đến tháng 7/2016, sẽ tập trung vào vấn đề chống buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm để tiến đến chấm dứt tình trạng này một cách quyết liệt.
Trong một Hội thảo ngày hôm qua về thực phẩm bẩn tại Bình Dương, đại diện các cơ quan chức năng khác cũng đã chọn tháng 7 làm tháng hành động. Nhiều doanh nghiệp đã ký cam kết.
Tuy nhiên, tại Hội nghị sáng nay, vấn đề chồng chéo trong quản lý dẫn đến những chồng chéo trong thực hiện.
Chúng ta đành chờ xem giấc mơ về thực phẩm sạch từ tháng 7/2016 này.