Thực hư cáo buộc iPhone và các món Apple khác được làm bằng 'nguyên liệu máu'?

Hoài Giang |

Được biết cáo buộc nói trên đến từ một quốc gia ở Châu Phi.

Cụ thể quốc gia Trung Phi có tên Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đang trong tình trạng nội chiến đã ra thông báo với Apple rằng họ có thông tin chuỗi cung ứng của nhà sản xuất iPhone đang sử dụng các nguyên vật liệu có liên quan đến các nhóm dân quân chống chính phủ.

Cần lưu ý rằng đã từ lâu Apple và các nhà cung ứng của họ đã bị cáo buộc mua thiếc, Vonfram (còn gọi là Wolfram hoặc Tungsten) và Tantal  (3 nguyên liệu này được gọi là 3T) từ những khu vực xung đột - đồng nghĩa với việc "đổ dầu vào lửa".

Vào năm 2020, Apple tiết lộ rằng họ đã ngừng sử dụng 18 nhà máy luyện kim và tinh chế vì vi phạm các Quy tắc ứng xử dành cho các nhà cung cấp - cụ thế là định về nguyên vật liệu trong khu vực xung đột (nguyên liệu xung đột).

Sau đó vào năm 2022, họ ngừng hợp tác với 12 nhà cung cấp khác cũng về vấn đề tương tự.

Thực hư cáo buộc iPhone và các món Apple khác được làm bằng 'nguyên liệu máu'?- Ảnh 1.

Hình minh họa.


Tuy nhiên theo phát hiện mới của hãng tin Bloomberg, DRC đang đặt câu hỏi về tính hiệu quả của Quy tắc ứng xử mà Apple đã nêu.

Một nhóm luật sư quốc tế cũng đã viết thư cho CEO Apple Tim Cook và các công ty con của Apple tại Pháp, yêu cầu câu trả lời từ gã khổng lồ công nghệ trong vòng ba tuần.

Luật sư Robert Amsterdam viết trên blog của mình như sau: "Năm này qua năm khác, Apple đã bán các thiết bị công nghệ làm từ khoáng chất có nguồn gốc từ một khu vực mà dân số đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù Apple đã khẳng định rằng họ xác minh nguồn gốc của các khoáng chất sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình, nhưng những tuyên bố đó dường như không dựa trên bằng chứng cụ thể, có thể kiểm chứng được.

Thế giới đang phớt lờ thực tế là sản lượng khoáng sản 3T quan trọng của Rwanda gần như bằng 0 - vậy mà các công ty công nghệ lớn lại cho biết khoáng sản của họ có nguồn gốc từ Rwanda".

Hiện vẫn chưa rõ các luật sư quốc tế đã hỏi Apple những gì trong thư, nhưng theo tuyên bố của ông Amsterdam, họ có nhiều bằng chứng về việc các nhóm người chưa xác định đã buôn bán bất hợp pháp các nguyên liệu xung đột từ Congo.

Được biết phía DRC cũng đã liên hệ để làm việc với công ty của ông Amsterdam.

Cho tới thời điểm hiện tại Apple vẫn chưa công khai trả lời câu hỏi của các luật sư nhưng cũng cần lưu ý rằng vào năm 2022, họ đã đưa ra tuyên bố như sau với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) về vấn đề nguyên liệu xung đột:

"Quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp của Apple... bao gồm Tiêu chuẩn trách nhiệm của nhà cung cấp của Apple về tìm nguồn cung ứng vật liệu có trách nhiệm.

...nó cũng yêu cầu các nhà cung cấp, nhà luyện kim, nhà tinh chế, và các nhà tái chế trong chuỗi cung ứng của chúng tôi xác định và đánh giá một loạt rủi ro bên cạnh xung đột, bao gồm rủi ro xã hội, môi trường và nhân quyền."

Kể từ năm 2009, Apple đã chỉ đạo loại bỏ 163 nhà máy luyện và tinh chế 3T khỏi chuỗi cung ứng của mình (tổng cộng 9 nhà máy Tantal, 50 nhà máy Thiếc, 19 nhà máy Vonfram và 85 nhà máy luyện và tinh chế vàng).

Vào năm 2021, chúng tôi đã loại bỏ 12 nhà máy luyện kim và tinh chế khỏi chuỗi cung ứng của mình, bao gồm cả những nhà máy không sẵn sàng tham gia hoặc hoàn thành cuộc kiểm toán của bên thứ ba hoặc không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi về nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm."

Thực hư cáo buộc iPhone và các món Apple khác được làm bằng 'nguyên liệu máu'?- Ảnh 2.

Thực hư cáo buộc iPhone và các món Apple khác được làm bằng 'nguyên liệu máu'?- Ảnh 3.

Để sản xuất hàng triệu chiếc iPhone, cần tới lượng đáng kể kim loại hiếm và chúng đến từ nhiều nhà cung câp của Apple.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại