Các cuộc thi nấu ăn như Masterchef, Ironchef trên thế giới vẫn luôn chiếm được sự yêu thích từ rất nhiều khán giả đam mê ẩm thực.
Tuy nhiên, nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy những chương trình này sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu, và tất nhiên số món ăn được nấu lên cũng nhiều không kém.
Các món được nấu ra có món ngon món dở, nên chắc chắn chẳng ai có thể ăn hết. Vậy câu hỏi là, số thức ăn ấy sẽ đi những đâu?
Với Masterchef Úc, thức ăn đã được nấu sẽ được đội sản xuất chương trình gói lại cẩn thận và quyên góp cho các tổ chức từ thiện như SecondBites hay Ozharvest.
Thức ăn sẽ được đưa đi làm từ thiện
Đa phần những chương trình kiểu này sẽ ký hợp đồng dài hạn với các tổ chức từ thiện, để thức ăn không bao giờ bị lãng phí.
Từng phần thức ăn sau đó sẽ được chuyển tận tay đến cho những người vô gia cư, người nghèo, học sinh các trường học tư thục phi lợi nhuận… - bất cứ ai cần đến chúng trên khắp đất nước Úc.
Còn đối với Mastefchef Anh hoặc Mỹ những phần thức ăn này được đội quay phim... xử lí nốt, nên tất nhiên chúng sẽ không hề bị bỏ phí chút nào!
Hoặc đội quay phim là những người xử lý thức ăn thừa
Vậy còn kho nguyên liệu khổng lồ của các cuộc thi thì sao?
Ngoài việc cung cấp cho cuộc thi, kho nguyên liệu khổng lồ còn được dùng để các thí sinh tập nấu nướng, thử nghiệm công thức tại nhà chung.
Tuy nhiên, số nguyên liệu này sẽ được tính phí, và thí sinh sẽ phải trả tiền khi ra về.
Cái đấy chỉ miễn phí trong lúc quay phim thôi nhé các cháu
Nhưng tất nhiên, các kho nguyên liệu thường rất lớn và chẳng ai có thể dùng hết. Vậy nên phần lớn trong số này cũng sẽ được Masterchef Úc tặng cho các tổ chức từ thiện. Một phần nhỏ được chia cho ekip của chương trình mang về nhà.
Với Mastefchef Anh và Mỹ, tất cả sẽ được đoàn làm chương trình chia ra để nấu thành đồ ăn phục vụ ekip.
Như vậy chúng ta có thể thấy phần bị vứt đi là rất ít. Đó là phần thừa không thể dùng tiếp mà các thí sinh bỏ lại sau khi hoàn thành bài thi, hoặc do một số thành phần mất bình tĩnh như trong bức ảnh dưới đây.
Nguồn: MamaM!a,The Sun, Spoon University