Thứ vừa xuất hiện này sẽ khiến pháo binh Ukraine "hoang mang"?

Quang Hưng |

Sự xuất hiện của pháo tự hành Malva 152 mm trên chiến trường được xem là sự bổ sung kịp thời cho Quân đội Nga để đối đầu các hệ thống pháo binh phương Tây mà Ukraine sử dụng.

Malva 152 mm ra chiến trường

Theo Bulgarian Military, Nhóm quân phía Bắc của Quân đội Nga đang sử dụng pháo tự hành 152 mm mới nhất, với tên gọi là Malva, để bắn phá các vị trí của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở khu vực Kharkov, thông tin này được giới truyền thông Nga tiết lộ. Trước đó truyền hình Nga cũng đã công bố những thước phim hiếm hoi về loại pháo tự hành này vào năm 2023.

Vào ngày 2/6/2024 vừa qua, kênh Vedler Army cũng chia sẻ những hình ảnh mới nhất về Malva. Ấn phẩm đăng tải video với lời tựa, “Hãy xem đoạn phim đầu tiên về pháo tự hành Malva của Nga thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực Kharkov”.

Trở lại ngày 27/7/2023, cơ quan báo chí của Tập đoàn Rostec đã thông báo về việc hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với pháo tự hành 152 mm Malva và bắt đầu chuẩn bị bàn giao cho Quân đội Nga.

Thứ vừa xuất hiện này sẽ khiến pháo binh Ukraine "hoang mang"?- Ảnh 1.

Pháo tự hành 2S43 Malva trong buổi bắn thử nghiệm

Trong diễn đàn quân sự “Army 2023”, một thỏa thuận đã được ký kết về việc sản xuất và cung cấp những khẩu pháo tự hành tiên tiến cho Quân đội Nga. Vào ngày 26/10/2023, truyền thông Nga cho biết lô pháo tự hành Malva đầu tiên đã được Quân đội Nga tiếp nhận.

Hệ thống pháo tự hành 2S43 Malva được chế tạo trên khung gầm xe BAZ-6010-02 do Nhà máy ô tô Bryansk sản xuất. Vũ khí chính của khẩu pháo tự hành này là pháo 2A64 152 mm, cũng được sử dụng trong pháo tự hành Msta-S.

Rostec thông báo hôm 26/10/2023 rằng, “Chúng tôi đã giao lô pháo tự hành 152 mm Malva đầu tiên cho quân đội”. Behan Ozdoev, giám đốc công nghiệp tại Rostec, nhấn mạnh khung gầm của xe dẫn động tám bánh BAZ-6610-027 là một đặc điểm quan trọng. Điều này cho phép Malva nhanh chóng di chuyển vào vị trí chiến đấu và nhanh chóng rút lui sau khi khai hỏa, giúp tăng tỉ lệ sống sót của phương tiện trên chiến trường.

Pháo tự hành 2S43 Malva

2S43 Malva là loại pháo tự hành của Nga, được thiết kế với vai trò là lực lượng pháo binh cơ động. Không giống như pháo tự hành bánh xích truyền thống, 2S43 Malva được gắn trên khung gầm bánh lốp, giúp tăng cường khả năng di chuyển trên đường và bảo trì dễ dàng hơn. Thiết kế này phù hợp với xu hướng sản xuất các hệ thống pháo binh hiện đại trên thế giới nay, trong đó yêu cầu đặt ra là cân bằng sức mạnh hỏa lực với tính linh hoạt trong vận hành.

Thứ vừa xuất hiện này sẽ khiến pháo binh Ukraine "hoang mang"?- Ảnh 2.

2S43 Malva được phát hiện gần biên giới Ukraine, Vùng Belgorod

Về kích thước, 2S43 Malva được đặt trên khung gầm xe tải BAZ-6010-027 8×8. Chiều dài tổng thể của xe khoảng 13 mét, chiều rộng khoảng 2,8 mét và chiều cao khoảng 3,1 mét. Kích thước của xe tương đối lớn nhưng vẫn đảm bảo khả năng cơ động để tái triển khai nhanh chóng ở nhiều địa hình khác nhau.

Các đặc tính kỹ thuật của 2S43 Malva được đánh giá tốt nhờ mức độ tự động hóa cao trong hệ thống bắn và nạp đạn. Xe có cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động, giúp giảm đáng kể khối lượng công việc của kíp chiến đấu và tăng tốc độ bắn. Pháo được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến tích hợp GPS và dẫn đường quán tính, cho phép nhắm mục tiêu chính xác và giảm thời gian sửa bắn.

Quá sùng bái sự hoàn hảo, Apple ấp ủ đến 14 năm mới cho phép ứng dụng này lên iPad: Và họ đã thành côngQuá sùng bái sự hoàn hảo, Apple ấp ủ đến 14 năm mới cho phép ứng dụng này lên iPad: Và họ đã thành công

Ứng dụng Máy tính được mong đợi từ lâu đã chính thức có mặt trên iPad với hệ điều hành iPadOS 18. Apple vừa công bố điều này tại sự kiện WWDC 2024.

2S43 Malva có cỡ nòng 152 mm, đây là cỡ nòng tiêu chuẩn cho các hệ thống pháo binh của Nga. Cỡ nòng này phù hợp với nhiều loại đạn, giúp cho 2S43 Malva đảm bảo nguồn cung đạn dược trong các tình huống chiến đấu. Pháo có khả năng bắn trực tiếp và gián tiếp, mang lại sự linh hoạt trong quá trình tác chiến.

Các loại đạn được 2S43 Malva sử dụng bao gồm đạn nổ mạnh (HE), đạn xuyên giáp (AP) và nhiều loại đạn dẫn đường khác nhau. Đạn HE thường được sử dụng cho mục đích bắn phá thông thường, trong khi đạn AP được thiết kế để xuyên thủng các vị trí kiên cố hoặc xe bọc thép. Đạn dẫn đường, chẳng hạn như đạn dẫn đường bằng laser Krasnopol, mang lại độ chính xác cao hơn để bắn vào các mục tiêu có giá trị của đối phương.

Tầm bắn của 2S43 Malva thay đổi tùy thuộc vào loại đạn được triển khai. Đạn HE tiêu chuẩn có tầm bắn hiệu quả lên tới 24 km. Tuy nhiên, khi sử dụng đạn hỗ trợ tên lửa hoặc đạn dẫn đường, tầm bắn có thể kéo dài tới khoảng 40 km. Tầm bắn mở rộng này cho phép 2S43 Malva tấn công các mục tiêu từ khoảng cách an toàn, giảm nguy cơ bị phản công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại