Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày "đầu độc" người Trung Quốc lại là "mỏ vàng" thu lợi nhiều tỷ USD?

Hoài Giang |

Các bài viết liên quan được Sohu (Trung Quốc) đăng tải liên tiếp trong những ngày gần đây.

Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày đầu độc người Trung Quốc lại là mỏ vàng thu lợi nhiều tỷ USD? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Thứ vô cùng bẩn, "đầu độc" người Trung Quốc

"Dầu nước cống" là từ dùng để chỉ dầu ăn, nước tương và mỡ động vật đã qua sử dụng được một số người Trung Quốc "phù phép" để xuất hiện trong gian bếp các gia đình nước này.

Truyền thông Trung Quốc từng tiết lộ rằng 1/10 số dầu ăn bán ra thị trường là được làm từ dầu thải tái chế. Đây là một vấn đề nhức nhối với Trung Quốc trong nhiều năm qua, vì việc sản xuất dầu ăn tái chế thu lợi nhuận bất chính rất cao, trong khi chi phí sản xuất thấp.

Vào năm 2012, tờ "Hoàn Cầu thời báo" cũng từng dẫn ra số liệu giật mình đó là mỗi năm người dân Trung Quốc tiêu thụ từ 2 triệu đến 3 triệu tấn "dầu nước cống" và trung bình cứ 10 bữa ăn ở Trung Quốc thì có 1 bữa có "dầu nước cống".

Năm 2021, một nhà hàng lẩu ở Barkam (Mã Nhĩ Khang), Tứ Xuyên đã bị phát giác sử dụng "dầu nước cống".

Do số lợi nhuận bất chính liên quan rất lớn và tính chất phức tạp của vụ án nên tới tháng 9/2023 vụ việc mới được đưa ra xét xử. 12 nghi phạm đã bị kết án từ 1,6 đến 10 năm tù cùng số tiền bồi thường lên tới 6,36 triệu Nhân dân tệ.

Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày đầu độc người Trung Quốc lại là mỏ vàng thu lợi nhiều tỷ USD? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Do trong quá trình sử dụng, các nguyên liệu của "dầu nước cống" được gia nhiệt và để nguội nhiều lần nên tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tồn tại và sinh sôi. Không những vậy, các hóa chất và kim loại nặng cũng có thể tồn tại trong "dầu nước cống".

Có thể nói việc con người tiêu thụ "dầu nước cống" sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn cho sức khỏe bao gồm khả năng gây ung thư, bệnh tim mạch và ngộ độc.

Tuy nhiên có một thực tế khác đó là Trung Quốc đang kiếm nhiều tỷ USD từ "dầu nước cống".

Cụ thể từ 2017 đến 2022, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu UCOME và UCO của Trung Quốc sang EU (Liên minh Châu Âu) đạt tới 133,4%.

UCO hay UCOME là viết tắt Tiếng Anh để chỉ dầu và mỡ không ăn được được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, sử dụng và tiêu thụ dầu và thịt ăn được - chính là "dầu nước cống" trong Tiếng Trung.

Cụ thể tính đến cuối năm 2022, tổng lượng xuất khẩu UCO và UCOME sang EU đạt xấp xỉ 2,6826 triệu tấn, chiếm khoảng 30% thị trường nhập khẩu EU.

Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày đầu độc người Trung Quốc lại là mỏ vàng thu lợi nhiều tỷ USD? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

"Mỏ vàng" kiếm nhiều tỷ USD?

Tại sao EU lại nhập khẩu "dầu nước cống" từ Trung Quốc? Cần lưu ý rằng với công nghệ phù hợp, các loại dầu thải này có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu sinh học hoặc phân bón hữu cơ...

Đầu tiên là nhiên liệu sinh học - một nguồn năng lượng tái tạo không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có thể thay thế dầu mỏ truyền thống và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên dầu mỏ.

Các thành phần dầu mỡ trong "dầu nước cống" có thể được chiết xuất và chuyển đổi thành nhiều loại nhiên liệu sinh học, như dầu diesel sinh học và ethanol sinh học.

Diesel sinh học có thể được sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu cho xe cộ, còn ethanol sinh học ngoài việc làm nhiên liệu cũng có thể được sử dụng để điều chế hóa chất và sản xuất năng lượng sạch.

Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày đầu độc người Trung Quốc lại là mỏ vàng thu lợi nhiều tỷ USD? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Tiếp theo là việc "dầu nước cống" còn có thể biến thành phân bón hữu cơ và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Do rất giàu axit béo và các chất dinh dưỡng khác nên loại nguyên liệu này có thể giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.

Thông qua quy trình xử lý phù hợp và bổ sung các chất hữu cơ khác, "dầu nước cống" có thể được chuyển hóa thành phân bón hữu cơ hiệu quả, cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Theo dữ liệu toàn cầu của tổ chức phân tích Statista, thị trường nhiên liệu sinh học toàn cầu trị giá khoảng 116,4 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ tăng ít nhất gấp đôi.

Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu, đã đưa ra các chính sách nhằm kích thích phát triển nhiên liệu sinh học. Năm 2020, sản lượng điện từ nhiên liệu sinh học của Trung Quốc đã đạt 132,6 tỷ kilowatt giờ, tăng 19,4% so với năm trước đó.

Cộng thêm các loại phương pháp sử dụng nhiên liệu sinh học khác, mức sử dụng hàng năm của nước này tương đương với hơn 50 triệu tấn than tiêu chuẩn. Dự kiến đến năm 2060, lượng nhiên liệu sinh học hàng năm của Trung Quốc sẽ vượt 1,5 tỷ tấn than tiêu chuẩn.

Thứ vô cùng bẩn, hằng ngày đầu độc người Trung Quốc lại là mỏ vàng thu lợi nhiều tỷ USD? - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại