Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?

Thu Phương |

Tình huống xảy ra như một lời cảnh báo cho nhiều gia đình nên cẩn thận và chú trọng khi sử dụng vật dụng này.

Hiện nay trong đời sống của các gia đình hiện đại, có thể nói không thể thiếu sự xuất hiện của những thiết bị điện gia dụng. Những thiết bị này hỗ trợ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong các công việc nhà. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một số chúng cũng có thể gây ra các rắc rối hay sự cố.Trường hợp sau đây là một ví dụ. 

Theo chia sẻ của một tài khoản mạng xã hội trên một diễn đàn, chiếc bếp từ của gia đình bất ngờ phát nổ khi người này đang sử dụng. May mắn thay chỉ thiết bị bị hư hại toàn bộ, còn con người không bị ảnh hưởng hay bị thương.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 1.

Chiếc bếp từ của gia đình bất ngờ phát nổ, khiến mặt kính bếp vỡ hoàn toàn (Ảnh Hanh Karate)

Trên thực tế, việc bếp từ phát nổ hay xảy ra chập cháy trong quá trình sử dụng không phải là hiếm. Cũng theo chia sẻ từ chính chủ, chiếc bếp này mới mua và sử dụng được 3 tháng. Vào năm 2019, một người dùng đến từ Ninh Bình cũng chia sẻ chiếc bếp từ nhà anh mới sử dụng được 4 ngày đã phát nổ.

Bếp gặp sự cố, vỡ hết kính ngay trong khi đang đun nấu. Rất may lúc này cũng không có người đứng gần bếp nên không có thương tích về người xảy ra. "Trên bếp đang luộc rau muống rồi người nhà nghe thấy tiếng nổ đoàng. Chạy ra thì thấy rau bắn tung toé, mặt bếp thì nứt vỡ hở hết linh kiện bên trong ra", người dùng này kể lại.

Theo đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đồ gia đình, việc bếp từ hay bếp điện, bếp hồng ngoại xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó phần lớn các nguyên nhân có liên quan đến thói quen sử dụng hàng ngày của người dùng. Bên cạnh đó là do nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 2.

Việc bếp từ bị nổ trên thực tế không phải trường hợp hiếm (Ảnh minh hoạ)

Nguyên nhân khiến bếp từ chập cháy, phát nổ

1. Bếp bị quá tải

Nguyên nhân đầu tiên và được đánh giá là phổ biến là do bếp từ đã phải hoạt động quá tải trong suốt thời gian dài. Quá tải ở đây chỉ việc bếp phải hoạt động liên tục với cường độ cao, không có thời gian nghỉ ngơi để tản nhiệt. Chính bởi vậy, nhiệt độ của bếp nói chung, hay đặc biệt là khu vực mặt bếp nói riêng, luôn ở mức cao.

Lâu dần, chính nhiệt độ cao này sẽ khiến bếp phát nổ. Nếu không phát nổ ngay lập tức, lâu dần bếp cũng sẽ bị suy giảm tuổi thọ, suy giảm hiệu quả. Chính bởi vậy, các gia đình không nên để bếp từ hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khoảng 30 - 60 phút hoạt động, hãy tắt bếp khoảng 5-10 phút để bếp có khoảng nghỉ và được toả nhiệt.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 3.

Bếp từ cần có thời gian nghỉ ngơi để tản bớt nhiệt (Ảnh minh hoạ)

2. Đặt bếp ở vị trí không hợp lý

Nguyên nhân thứ 2 là do người dùng đặt bếp từ ở vị trí không hợp lý. Điều này xảy ra với các loại bếp từ dương, không lắp đặt âm tủ bếp. Những vị trí không hợp lý có thể kể tới như quá sát tường, quá sát các thiết bị điện, cũng toả nhiệt khác hay quá gần nguồn nước.

Việc đặt quá sát tường sẽ vô tình cản trở quá trình lưu thông, tản nhiệt của bếp. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng, người dùng nên đặt bếp từ cách xa tường một khoảng 5-10cm. Với các thiết bị điện khác, khi nhiều thiết bị cùng toả nhiệt được đặt gần nhau, nhiệt độ lúc đó sẽ lên mức rất cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn. Còn với nguồn nước, nước có thể gây chập mạch, chập dây điện của thiết bị.

Bởi vậy, vị trí lý tưởng với những gia đình sử dụng bếp từ dương là đặt trên một mặt phẳng, ở vị trí thông thoáng và khô ráo. Có như vậy, bếp hoạt động vừa hiệu quả lại an toàn.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 4.

Bếp từ dương nên được đặt ở vị trí thông thoáng, khô ráo, có khoảng trống xung quanh để toả nhiệt (Ảnh minh hoạ)

3. Sử dụng các nút điều khiển bếp sai cách

Bếp từ hiện nay thường được điều khiển, điều chỉnh và thao tác bởi các nút bấm điện tử, cài đặt trực tiếp trên bề mặt bếp. Tuy nhiên việc sử dụng sai cách các nút bấm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao khiến bếp bị nổ hay chập điện.

Cụ thể, theo các chuyên gia chỉ ra, người dùng không nên bấm các nút bấm một cách liên tục, hay thay đổi chế độ, nhiệt độ của bếp liên tục. Việc này sẽ khiến mạch điều khiển của thiết bị dễ bị rối loạn, từ đó quá tải và xảy ra sự cố chập, nổ nguy hiểm.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

4. Rút điện bếp ngay sau khi nấu xong

Thêm một thói quen sai lầm nữa của người dùng có thể khiến bếp từ phát nổ đó chính là rút điện bếp ngay sau khi nấu xong. Khi bếp từ kết thúc quá trình hoạt động, bếp vẫn còn nóng và vẫn có một số linh kiện, bộ phận bên trong vẫn còn đang chạy.

Việc rút điện đột ngột có thể khiến hoạt động của các bộ phận này bị dừng bất chợt, từ đó nguy cơ xảy ra nổ cao. Bởi vậy, nếu muốn rút nguồn điện bếp từ, nên để khoảng 10-15 phút cho bếp nguội rồi mới tiến hành thao tác.

Thứ trong bếp ngày nào cũng dùng phát nổ khi đang hoạt động, nhiều người thắc mắc: Nguyên nhân là gì?- Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ

Ngoài 4 nguyên nhân chính trên là do thói quen sử dụng của người dùng, các chuyên gia cũng chỉ ra thêm một số nguyên nhân khách quan khác như do nguồn điện gia đình không ổn định, công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình, sản phẩm đã gặp lỗi từ trước song gia đình không sữa chữa kịp thời,...

Khi bếp từ xảy ra tình trạng nổ hoặc chập điện dù lớn hay nhỏ, có khiến bếp hư hỏng hoàn toàn hay không, người dùng vẫn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. Sau đó liên hệ với các thợ kỹ thuật để tiến hành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại