Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều thứ bừa bộn trong nhà mà không biết phải giải quyết chúng thế nào thì hãy tham gia ngay thử thách này nhé!
01.
Khi bắt đầu lập kế hoạch cho việc này, bước đầu tiên bạn cần làm là hãy vận dụng trí tưởng tượng và hình dung ra cuộc sống lý tưởng của bạn trong tương lai!
Nếu bạn thực sự không có manh mối hoặc ý tưởng, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những hình ảnh và video được các blogger trực tuyến chia sẻ đầy ắp trên các nền tảng mạng xã hội.
Khi bạn có ý tưởng, hãy nhớ ghi lại nó vào điện thoại hoặc viết ra bằng bút để từ đó, có thể dần dần ghép lại bản thiết kế cho ngôi nhà lý tưởng của riêng bạn.
02.
Sau khi lên ý tưởng, việc bắt tay vào vứt bỏ những thứ không còn phù hợp hay khả năng sử dụng là điều tiếp theo bạn cần làm. Tuy nhiên, lúc này, có hàng loạt những lý do như: Giá trị cao, sợ sau này sẽ có ích... Nhìn chung, trong lòng mỗi người sẽ luôn có vô vàn lý do để buộc chúng ta phải đấu tranh tâm lý. Do vậy, chúng ta cần bắt đầu từ những việc dễ giải quyết và “tạo đà”.
- Lập danh sách những thứ dễ vứt đi
Bạn có thể bắt đầu với những mục này:
Các mặt hàng đã hết hạn sử dụng (thực phẩm, hàng tiêu dùng, phiếu giảm giá, v.v.); rác thải còn sót lại (bao bì, giấy vụn, chai lọ, v.v.);
Tin rằng, bạn có thể tìm thấy những mục trên chỉ bằng cách xem qua chúng và sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi xử lý.
- Các mặt hàng có số lượng “lớn”
Vì nhiều lý do khác nhau như mua đồ nhiều lần, quà tặng từ người bán hoặc bị thay thế và "quên" không sử dụng tới. Nhìn chung, điều này tưởng chừng rất vô lý lại trở nên có lý vô cùng khi ở xung quanh nhà của bất cứ ai, chúng ta cũng luôn tìm thấy những món đồ có chức năng/công dụng tương tự nhau.
Khi chúng ta sử dụng một vật phẩm, những vật phẩm “phụ” có chức năng tương tự sẽ nằm im và bám bụi, thậm chí một số món sẽ bị hỏng nếu để lâu không sử dụng!
Trên thực tế, những món đồ "thừa" này đã được bạn thay thế và loại bỏ một cách vô hình, nhưng bạn lại miễn cưỡng dọn sạch chúng vì mấu chốt của suy nghĩ hạn hẹp: "Vứt bỏ = lãng phí".
Vì vậy, việc làm rõ ý tưởng của riêng bạn về việc loại bỏ các món đồ sẽ dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ số lượng lớn các món đồ có cùng chức năng.
- Những vật phẩm có thể tái chế để kiếm tiền
Nếu bạn tích lũy nhiều hộp chuyển phát nhanh, tạp chí, báo, v.v. ở nhà, bạn có thể tái chế rác thải để đổi lấy tiền.
Ngoài ra, một số món đồ có giá trị cũng có thể được bán giảm giá trên các trang web bán hàng cũ. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được tối đa giá trị về mặt lợi ích nó mang lại, thay vì giữ khư khư trong nhà và... không làm gì cả.
03.
Buông bỏ đúng lúc để giảm bớt gánh nặng là việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện từng bước một và không nên làm một cách bừa bãi. Trong quá trình bắt đầu, bạn dần dần tìm ra tiêu chuẩn của riêng mình để loại bỏ những món đồ và loại bỏ những món đồ bạn không còn sử dụng một cách dễ dàng.
- Chụp ảnh và ghi lại vật phẩm
Khi tiếp xúc với đồ vật, chúng ta luôn gặp phải một số đồ vật có mối liên hệ tình cảm hoặc gợi lên một phần kí ức. Đó là lúc câu hỏi: "Tôi phải làm gì nếu biết mình không còn cần nó nữa nhưng vẫn không thể buông bỏ nó?" sẽ hiện lên trong đầu bạn.
Như vậy, bạn có thể chụp ảnh và lưu trữ chúng dưới dạng điện tử để kỷ niệm những tài sản trong quá khứ của mình.
- Tự do quy đổi thành số lượng bạn muốn
Trong quá trình thực hiện thử thách vứt đi 100 món đồ, bạn có thể bắt gặp những món đồ theo bộ hoặc với số lượng lớn. Và rất may, bạn hoàn toàn có thể tự do quy đổi thành số lượng mà bạn muốn. Với những người luôn cảm thấy tiếc rẻ, bạn có thể quy đổi chúng theo số lượng bạn muốn hiểu.
Ví dụ: Một hộp cọ trang điểm có thể được tính là một món hoặc nhiều món. Nếu coi là một hộp cọ trang điểm là nhiều món, bạn sẽ có cảm giác "thành tựu" hơn, từ đó giúp não bộ tăng khả năng phấn khích và tạo động lực cho những lần thực hiện vứt bỏ đồ đạc tiếp theo.
Điều này cho phép bạn giảm bớt gánh nặng tâm lý khi loại bỏ các vật phẩm, giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn!
Thực tế, thử thách vứt bỏ 100 món đồ nghe có vẻ là bạn có thể sẽ phải vứt bỏ một số tiền khổng lồ nhưng thực ra lại không hề khó như tưởng tượng. Tuy nhiên, nếu mới thực hiện thử thách này, đừng tự đặt áp lực lên bản thân, hãy cứ chậm rãi làm từng bước một cách nhẹ nhàng. Đến khi mọi thứ trở thành thói quen, bạn sẽ thấy nó dễ dàng từ lúc nào không hay.