Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng trong tay bạn có thể mua sắm online trên toàn cầu, chi tiêu tại nhiều cửa hàng, quán ăn, trung tâm thương mại,… mà không cần phải đem theo tiền mặt hoặc chưa cần có tiền ngay tại thời điểm đó. Thẻ tín dụng còn giúp bạn mua nhiều sản phẩm, dịch vụ với mức giá rẻ hơn trong khi chất lượng không thay đổi nhờ các chương trình ưu đãi luôn được các ngân hàng cập nhật.
Nhiều ưu điểm là thế, nhưng để dùng thẻ một cách thông minh, tận dụng được các ưu đãi, và quan trọng nhất là không trở thành "con nợ" của thẻ tín dụng thì bạn cần "giắt túi" ngay những điều sau:
Chi tiêu hợp lý trong "khả năng tài chính" của bản thân
Dù là tiêu trước – trả sau và được miễn lãi tới 45 ngày, nhưng dù trước dù sau thì đó vẫn là tiền bạn phải trả, ngân hàng cho bạn "mượn" một khoản tiền nhất định, bạn được tùy ý tiêu nhưng vẫn phải nằm trong khả năng chi trả của bản thân. Vì vậy, hãy luôn chú ý cân đối để chi sao cho hợp lý và không vượt quá khả năng tài chính của mình trong tháng nhé!
Luôn kiểm tra sao kê và ghi nhớ ngày đến hạn thanh toán
Hàng tháng, email đã đăng ký với ngân hàng của bạn sẽ nhận được 1 bản sao kê ghi lại nhật ký chi tiêu trong cả tháng để bạn kiểm tra lại các khoản đã tiêu một lần nữa, đồng thời, nhắc bạn ngày đến hạn cần thanh toán số tiền đó. Việc bạn cần làm là thanh toán toàn bộ số tiền trong sao kê trước hoặc muộn nhất là ngày đến hạn để không bị tính lãi.
Nếu chẳng may "não cá vàng" hay quên thì bạn có thể cài đặt tính năng tự động thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trên ứng dụng internet banking của các ngân hàng. Chỉ cần 1 vài thao tác đơn giản, đến ngày "hẹn", ngân hàng sẽ giúp bạn tự động thanh toán số tiền đó từ tài khoản thanh toán của bạn.
Đừng quên cập nhật các ưu đãi
Ghé thăm thường xuyên website hoặc fanpage Facebook ngân hàng bạn mở thẻ để cập nhật những ưu đãi dành riêng cho bạn, biết đâu quán ăn "tủ" hay món đồ yêu thích đang được bán với giá rất "hời" khi tiêu qua thẻ của bạn.
Vậy, sinh viên làm thế nào để có thẻ tín dụng?
Phần lớn các ngân hàng đều yêu cầu rất khắt khe về khả năng tài chính của khách hàng khi mở thẻ, vậy thu nhập chưa ổn định có là trở ngại để bạn sở hữu được tấm thẻ tín dụng mơ ước ?
Với chính sách linh hoạt của TPBank, thì chỉ cần trường đại học của bạn trong danh sách được TPBank lựa chọn và có thành tích học tập từ mức GPA 5.5 (với thang điểm 10) và 2.0 (với thang điểm 4) là bạn đã có cơ hội sở thẻ tín dụng TPBank Visa FreeGo rồi.
TPBank Visa FreeGo – người bạn đồng hành trong những hành trình tuổi trẻ đầy ắp những trải nghiệm
Đặc biệt, trong tháng 10/2019 này, FreeGo sẽ đến với các trường đại học ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm cùng vô vàn quà tặng, ưu đãi :
- Tại Hà Nội: Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Học viện Báo chí tuyên truyền, ĐH Thương mại, ĐH FPT, ĐH Thăng Long, …
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia TP.HCM, ĐH Ngân hàng, ĐH Giao thông vận tải, , ĐH Ngoại ngữ tin học, ĐH FPT
Đăng ký mở thẻ ngay tại tại MyGo hoặc tới booth của TPBank tại các trường trên, bên cạnh những quà tặng xinh xắn như gối chữ U, cây đấm lưng, sổ, bút, … các bạn sinh viên còn được nhiều ưu đãi khác nữa khi mở và sử dụng thẻ.
TPBank Visa FreeGo hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành cùng giới trẻ trong "hành trình trưởng thành" - học cách quản lý chi tiêu và đặc biệt sẽ cùng bạn tận hưởng những năm tháng sinh viên rực rỡ, không bỏ lỡ những cuộc vui, những hành trình tuổi trẻ đáng nhớ vì những lý do như "cuối tháng hết tiền".
Bạn còn chần chừ gì, đồng hành cùng FreeGo ngay thôi!
Download sản phẩm ngay tại: https://go.onelink.me/A6ua/PR