Mới đây, hai MC Nhật Bản tên là Matsuko và Yoshimura đã cùng nhau ra mắt một chương trình tổng hợp được phát sóng trên một kênh truyền hình riêng.
Nội dung của chương trình rất đơn giản, nhóm MC này sẽ bắt gặp 4 người phụ nữ bình thường trên đường phố và cùng họ làm một cuộc thử nghiệm, thay đổi bản thân kéo dài 50 ngày.
Sự thay đổi này không phải là thẩm mỹ, không phải là giảm cân mà đơn giản chỉ là thay đổi môi trường sống của họ.
Trong số những người người phụ nữ ấy, có bà mẹ đơn thân, một mình chăm sóc các con, hay là bà nội trợ sống một mình hoặc cô gái độc thân sống khép kín không muốn ra ngoài vì tự ti về ngoại hình.
Nhiều người hiểu lầm rằng MC sẽ giúp những người phụ nữ này từ chú vịt xấu xí hóa thành thiên nga nhờ công nghệ thẩm mỹ hay ăn vận lộng lẫy. Nhưng trên thực tế, chương trình này giúp họ tìm lại chính bản thân mình từ tận sâu trong tâm hồn.
Đặc biệt là chương trình sẽ giúp những người tham gia biết được liệu mình có thật sự đẹp hay không?
Người tham gia đầu tiên là Kyoka, một sinh viên đại học mà họ gặp được tại trạm tàu điện ngầm. Kyoka năm nay 21 tuổi, đang theo học khoa Nghiên cứu truyện tranh tại trường Đại học.
Đây là một cô gái không thích giao du với thế giới bên ngoài, cô thích ở nhà vì không tự tin vào ngoại hình của mình. Mỗi khi ra đường cô đều đeo khẩu trang và không dám nói chuyện với con trai.
Thành thật mà nói, mặc dù ngoại hình của Kyoka không nổi bật nhưng cô cũng sở hữu nước da trắng và gương mặt nhỏ nhắn ưa nhìn.
Kyoka nói rằng cô đã quen với việc đeo khẩu trang khi ra đường, bất kể đi đâu cũng chủ động che mặt vì cảm thấy mình không phải là cô gái đẹp.
Có lần Kyoka bị bạn bè cùng lớp chế giễu: "Lông mũi của cậu lộ ra ngoài rồi kìa" nên càng khiến cô mất tự tin hơn.
"Các chàng trai đều coi trọng vẻ ngoài của các cô gái, vì vậy tôi không muốn để lộ khuôn mặt của mình", Kyoka trải lòng.
Ngay cả khi quay chương trình, cô cũng không sẵn sàng để tháo khẩu trang. Trước tình hình này, chương trình đã sắp xếp một lớp học tiếng Ý cho cô.
Trong vòng 50 ngày, Kyoka được học với một thầy giáo đẹp trai người Ý.
Mỗi ngày, thầy giáo sẽ dành cho Kyoka những lời khen tuyệt vời cũng như khích lệ sự tiến bộ của cô như: "Bạn đã viết rất tốt", "Mắt nâu của bạn rất đẹp", "Gọng kính đỏ với mái tóc màu đen trông rất hợp",...
Cứ như thế, giáo viên khen Kyoka mỗi ngày khi cô đến lớp.
Kyoka mở lòng với thầy giáo người Ý.
Trước sự nhiệt tình và lời khen ngợi của thầy giáo Ý, Kyoka vẫn từ chối việc tháo khẩu trang, nhưng bắt đầu nảy ra ý định sắp xếp dọn dẹp căn phòng bề bộn của mình, từ đây cô bắt đầu nhìn vào gương và biết chăm sóc bản thân.
Vào ngày thứ 28, tại một bữa tiệc tại nhà thầy giáo, cuối cùng Kyoka cũng chịu tháo khẩu trang ra. Đến ngày thứ 40, cô mặc một chiếc váy trắng mới và nở nụ cười thật tươi khiến thầy giáo cũng vui trong lòng.
Ngày thứ 50, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên, kết quả như hôm nay dường như đã đáp lại sự khích lệ động viên của thầy giáo và bạn học, Kyoka bắt đầu biết được lợi thế của mình ở đâu, cô dần tự tin hơn, mỗi lần đi học là thay đổi một cặp kính, mặc đồ thời trang hơn và để tóc đen dài, không còn cột như mọi khi.
Hình ảnh của Kyoka trước và sau 40 ngày.
Một người phụ nữ khác tham gia chương trình là nhân viên trong doanh nghiệp lớn, đó là cô Yu. Yu không tự tin về ngoại hình của mình.
Từ thời trung học, Yu hiếm khi mua quần áo và trang sức, mặc trang sức là thứ mà cô rất thích. Cuộc sống nhìn chung là đơn giản nhưng cũng gặp nhiều rắc rối.
Khi bắt đầu tham gia chương trình, ekip đã quyết định mua một bộ trang sức đẹp cho Yu gồm dây chuyền kim cương của thương hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 3,5 triệu yên (hơn 750 triệu đồng).
Tuy nhiên bản thân Yu không cảm nhận được giá trị thật sự của bộ trang sức này. Cô vẫn mặc áo len cao cổ màu đen, làm việc một mình và ăn một mình trong quán ăn của công ty.
Cho đến một ngày, cô Yu tò mò và đến tiệm trang sức hỏi giá thì mới tá hỏa rằng mình đã đánh giá thấp giá trị của món quà này.
Bộ trang sức đắt tiền mà chương trình chuẩn bị cho Yu.
Giống như lọ lem mang giày pha lê, Yu bắt đầu thay đổi bằng cách đi tìm những bộ trang phục khác để phù hợp với bộ trang sức mà mình đang đeo. Sự thay đổi này tưởng như nhỏ bé nhưng nó đã thay đổi cuộc đời cô.
Yu nói rằng, khi đang ăn trong công ty hay đi xem triển lãm vào cuối tuần, Yu gặp một người đồng nghiệp và họ đã chủ động khen trang sức trên người cô rất đẹp và cũng nói thêm bộ đồ cô đang mặc rất hợp nhãn.
Vào ngày thứ 50, Yu đã thay đổi đáng kể về ngoại hình lẫn trạng thái tinh thần, cô không còn ủ rũ như những ngày đầu mà thay vào đó là một người lạc quan tràn đầy sức sống.
Ngoại hình của Kyoka và Yu đã thật sự là một cú lội ngược dòng sau khi tham gia chương trình.
Trong 50 ngày này, sự thay đổi của họ không thiên về quần áo hay trang sức mà chính là rào cản bên trong tâm hồn, họ đã dần thấy được vấn đề của mình ở đâu và tìm cách giải quyết chúng bằng sự tự nguyện.
Các yếu tố bên ngoài như sự chế giễu của bạn cùng lớp, sự thờ ơ không quan tâm của đồng nghiệp cũng là lý do khiến họ thiếu tự tin và đánh giá thấp bản thân mình, nhưng quan trọng hơn là họ mặc cảm, thừa nhận mình không đẹp, không thể so sánh với người khác.
Điều này dần dần sẽ là một cái hố chôn họ sâu hơn.
Đối với trường hợp của Kyoka và Yu, thì lời khen của giáo viên người Ý và bộ trang sức lấp lánh đã cứu họ khỏi cuộc sống của những ngày ảm đạm, vô tình trở thành cơ hội để họ có thể tận dụng và bắt đầu tỏa sáng.
Một người trên Twitter chỉ ra rằng, trên thực tế những người phụ nữ vốn dĩ có mặt dễ thương riêng nhưng họ bị giấu kín bởi một lý do nào đó.
Đa số phụ nữ trên thế giới đều như viên đá thô, tất cả họ đều trở nên đẹp hơn nếu như được đánh bóng, được thể hiện màu sắc tuyệt đẹp của mình.
Cuối cùng, sự tự tin sẽ làm mọi người đẹp hơn hay cái đẹp làm cho mọi người tự tin?
Cuộc thử nghiệm đối với Kyoka hay Yu không phải là đại diện cho tất cả mọi người, vẫn có nhiều sơ hở của nhóm ekip.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu sau chương trình, khi tháo bộ trang sức ra thì Yu có quay về với sự thờ ơ với chính mình.
Hay khi không còn nghe những lời khen của thầy giáo Ý, Kyoka sẽ tiếp tục đeo khẩu trang?
Cho dù những thay đổi của họ là tạm thời thì có một điều không thể phủ nhận rằng, sau khi chấp nhận lời khen ngợi của người khác hoặc được bật tín hiệu tâm lý tích cực thì cuộc sống của hai người phụ nữ trên đã thật sự thay đổi nhiều, họ quyến rũ và sống tích cực hơn.
Phụ nữ Trung Quốc không tự tin về ngoại hình của mình.
Trong báo cáo sự tự tin của phụ nữ Trung Quốc năm 2019 được thực hiện bởi báo Southern Weekly thống kê cho thấy 50% trong số 25.000 phụ nữ Trung Quốc nghĩ rằng họ không hấp dẫn. 20% khác nói rằng họ không tự tin và chỉ 14% phụ nữ tin rằng mình rất tự tin.
Xét về các yếu tố khiến phụ nữ không tự tin, thì gương mặt và ngoại hình chiếm hai vị trí hàng đầu.
Nếu như bạn muốn một người phụ nữ Mỹ trở nên tự tin thì chỉ cần khen ngợi thành tích và năng lực của cô ấy, còn đối với phụ nữ Trung Quốc, cách nhanh nhất chính là khen họ đẹp và có thân hình tuyệt vời.
Phụ nữ Trung Quốc chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, trong khi đó phụ nữ Mỹ sẽ quan tâm đến năng lực và thành tích.
Nhìn chung, việc kìm nén bản thân, tự hạ thấp chính mình, tự trách mình tại sao không đẹp để rồi làm bằng mọi cách phục vụ cho tiêu chuẩn cái đẹp được xem là bệnh tâm lý.
Một nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ Roy J. Blitzer từng nói rằng một người không cần nổi bật về mọi mặt. Trong bất cứ khía cạnh nào, mỗi người đều có giá trị và thế mạnh riêng.
Hãy cố gắng mở rộng sức mạnh này, có thể định hình một cách hiệu quả sự tự tin từ bên trong con người bạn.