Cứ vào đầu tháng 8 Âm lịch đến tháng 11 hàng năm (3 tháng), các cơ sở thu mua cau non tại một số huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước (Thanh Hóa) xuất sang Trung Quốc lại bất bật vào mùa
Nghề này tuy không thường xuyên (chỉ có 3 tháng) nhưng đã mang lại thu nhập khá cho hàng trăm người dân trong vùng. Tuy nhiên, để mang được quả cau về bán cho các điểm thu mua cũng không hề đơn giản
Trong số các địa điểm thu mua cau ở Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc có nhiều cơ sở nhất. Mỗi ngày những cơ sở này thu mua hàng chục tấn cau
Ông Bùi Văn Hòa (SN 1969, thôn Bót, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc) cho biết ông có tới 20 năm làm nghề trèo cau mưu sinh
Đến nay dù tuổi đã cao, ông Hòa vẫn gắn bó với nghề do thu nhập khá 300-400.000 đồng/ngày, trong khi bình thường chẳng có công việc gì ổn định
Cứ tới mùa cau, ông Hòa và hàng trăm người dân trong vùng chạy xe khắp các xã, huyện trong tỉnh để buôn cau. Trèo cau rất nguy hiểm. Mùa này, có hàng trăm người đi trèo cau. Cách đây khoảng 7 năm, ông thoát chết khi trèo 3 cây cau (ở xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc) cây nào cũng gãy. May mắn ông không bị làm sao.
Anh Phạm Văn Dũng, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc cũng có thâm niên hơn 10 năm đi treo cau mưu sinh. Năm nay cau có giá khoảng 60.000-80.000 đồng/kg nên bản thân anh Dũng và người dân cũng có thu nhập khá. Mỗi tháng dao động từ 9 đến 10 triệu đồng
Không chỉ những người đi trèo cau nhập cho đại lý, mùa cau về còn giúp cho hàng trăm người dân gần các cơ sở thu mua có thêm thu nhập. Mỗi ngày bẻ cau, người dân có thể kiếm được khoảng 200.000 đồng
Cau sau khi bẻ khỏi cọng sẽ được tập kết...
...sau đó tập hợp để chuẩn bị đưa vào các lò sấy
Lò sấy cau của một điểm thu mua ở xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc. Mỗi tháng cơ sở này thu mua khoảng 150-200 tấn cau tươi rồi sấy khô để xuất sang Trung Quốc. Theo tính toán, trừ hết các chi phí gia đình đại lý này thu về khoảng 500-700 triệu đồng
Cau sau khi sấy khô sẽ được lựa chọn, phân loại sau đó đóng bao để xuất sang Trung Quốc
Theo các chủ đại lý thu mua, phía Trung Quốc mua cau khô về để làm kẹo